Hóa chất có trong nhựa - kẻ thù số 1 của bệnh ung thư vú

18-07-2017 14:47:11

Loại hóa chất phá vỡ nội tiết tố, gây ung thư vú ở phụ nữ được tìm thấy ở khắp nơi, nhất là trong các sản phẩm nhựa thông thường.

Ung thư vú là "lưỡi hái tử thần" cướp đi sinh mạng của phụ nữ

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương thì mỗi năm trên thế giới có tới 14,1 triệu ca mắc bệnh ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú đã chiếm tới 1,2 triệu ca.

Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

Cách phòng và điều trị bệnh ung thư vú. Nguồn: Nguyễn Thu Hồng

Hiện nay, tỷ lệ tử vong đang giảm đi nhờ việc tầm soát ung thư đã được chú ý hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn có những nguyên nhân giấu mặt khiến chị em dễ phải đối mặt với "lưỡi hái tử thần". Đặc biệt, đã xuất hiện bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc ung thư vú với hóa chất thông thường. Những chất này có trong đồ nhựa, xăng, dầu diesel và khí thải động cơ khác, chất chống cháy, vải chống dính bẩn, chất tẩy sơn và những chất phụ gia tẩy trùng trong nước uống.

Hóa chất phá vỡ nội tiết tố, mà bệnh ung thư vú lại rất nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố này. Do đó, phụ nữ làm việc trong các ngành công nghiệp nhựa và thực phẩm có nguy cơ ung thư vú tiền mãn kinh tăng gấp năm lần so với nhóm phụ nữ khác. Trong đó, chất Bisphenol-A (BPA) là hóa chất phá vỡ nội tiết tố được tìm thấy ở khắp nơi, nhất là trong các sản phẩm nhựa.

Đồ nhựa có khả năng gây ung thư vú cao. Ảnh: VietQ

Theo báo Sức khỏe & đời sống, Bisphenol S (BPS), một chất thay thế cho hóa chất bisphenol A (BPA) trong ngành công nghiệp nhựa, hoạt động như estrogen trong việc nhân tế bào ung thư vú. Phần lớn ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen và theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 55-65% phụ nữ được thừa kế một loại đột biến gây hại trong gien BRCA1 sẽ gây ung thư vú.

Báo Gia đình Việt Nam dẫn lời ông Sumi Dinda - Phó giáo sư tại Đại học Oakland ở Michigan cho biết: "Nếu một người phụ nữ bị đột biến gen BRAC1 và sử dụng các sản phẩm chứa BPS sẽ bị tăng nguy cơ phát triển ung thư vú hơn nữa. Mặc dù có hy vọng về những lựa chọn thay thế BPA, các nghiên cứu chỉ ra rằng BPS cho thấy hành vi bắt chước tương tự estrogen với BPA". Kết quả đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội nội tiết 99 ở E.NDO Orlando năm 2017.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư vú

Julia Brody - Đồng tác giả trên Environmental Health Perspectives cho biết thì mọi phụ nữ tiếp xúc với những hóa chất này đều có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Không may là mối liên quan giữa các hóa chất độc và ung thư vú phần lớn không được chú ý. Việc giảm phơi nhiễm hóa chất có thể cứu được tính mạng của rất rất nhiều người

Đây là nghiên cứu đầu tiên liệt kê toàn diện các tác nhân có thể gây ung thư vú và cách thức chi tiết để đo lường những chất này trong máu và nước tiểu của người phụ nữ.

Phụ nữ có nguy cơ tử vong cao nếu bị ung thư vú mà không được điều trị kịp thời

Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị biện pháp để tránh tiếp xúc với những chất này:

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa tới mức thấp nhất

- Hạn chế tiếp xúc với khí thải từ các động cơ hoặc máy phát, không để xe chạy không tải, và sử dụng máy cắt cỏ, máy xén lá và máy nhổ cỏ chạy điện thay vì những loại chạy bằng ga.

- Sử dụng quạt thông gió trong khi đun nấu và hạn chế lượng thức phẩm nướng hoặc cháy mà bạn ăn mỗi ngày.

- Không mua đồ đạc làm bằng bọt xốp polyurethane, hoặc yêu cầu những đồ nội thất không được xử lý chất chống cháy.

- Tránh dùng các loại thảm, đồ đạc và vải không dây bẩn.

- Nếu sử dụng dịch vụ giặt khô, hãy tìm nơi không dùng PERC (perchloroethylene) hoặc các dung môi khác. Hoặc hãy yêu cầu “giặt ướt”.

- Sử dụng máy lọc nước uống lõi carbon cứng.

- Không đưa hóa chất vào nhà bằng cách bỏ giày dép ngoài cửa, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA (bộ lọc tiểu phân khí hiệu năng cao), và lau chùi bằng khăn lau ướt.

 

Q.N (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //