HDTC có sử dụng trái phép thương hiệu Raemian không?
Chuyên gia Luật Sở hữu trí tuệ cho rằng, không có cơ sở để khẳng định việc doanh nghiệp tại Việt Nam lấy tên Raemian City để quảng bá các căn hộ của mình ở TP.HCM là vi phạm như cáo buộc của Công ty Samsung C&Tvừa đưa ra…
Theo thông tin được phát đi từ công Samsung C&T (công ty của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc), Công ty Phát triển nhà ở HDTC (Việt Nam) đã sử dụng hình ảnh và thương hiệu của Samsung C&T - Raemian, để quảng bá cho các căn hộ mà công ty này đang xây dựng và bán tại TP.HCM.
Samsung C&T cho biết, có đầy rẫy các thông tin bán dự án Raemian trên các trang web của Việt Nam. Tuy nhiên, trên website của Công ty HDTC thì không có những thông tin liên quan đến các dự án Raemian City, cũng như tên tuổi của Samsung C&T.
Thậm chí, HDTC vào ngày 16/7/2019 đã đăng thông báo về việc “Cảnh báo thông tin giả mạo rao bán căn hộ Dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh, quận 2, TP.HCM”.
Theo đó thì HDTC khẳng định Công ty “chưa có chủ trương nào về việc chuyển nhượng, rao bán căn hộ của dự án này”. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên một số website và trang mạng xã hội đã thông báo “thay mặt chủ đầu tư” rao bán công khai các căn hộ thuộc dự án nói trên dưới tên gọi Laimian City Quận 2 hoặc Raemian Galaxy City Quận 2.
Đại diện Samsung C&T nói rằng có cơ sở để khẳng định việc HDTC đã dùng thương hiệu Samsung C&T và Raemian trong việc phát triển các dự án Raemian City (Lương Định Của, ngã 3 Cao Đức Lân, An Phú - Khu đô thị An Khánh, Quận 2, TP.HCM, sau đổi tên thành Laimian City) và dự án Raemian Đông Thuận (DN10, Khu dân cư An Sương, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM, sau đổi tên thành An Dương i-PARK).
Thậm chí, HDTC còn bị cáo buộc “đạo nhái” tên “Raemian”, tên gọi của một thương hiệu nhà ở thuộc Samsung C&T, để cho ra đời ba tổ chức doanh nghiệp (Công ty TNHH Raemian, Công ty TNHH Đầu tư Raemian, và Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế Raemian), kèm theo việc đăng ký bốn tên miền tương ứng (raemian.vn, raemiancity.vn, raemian.com.vn, và raemiancity.com.vn).
HDTC phản pháo
Trả lời PV, đại diện HDTC khẳng định các cáo buộc của Samsung C&T là không có cơ sở, vô căn cứ, không có giá trị pháp lý.
Theo đó, phía HDTC cho biết,Samsung C&T chỉ sử dụng tên gọi “Raemian”, còn HDTC sử dụng tên gọi “RaemianCity” để đặt cho dự án tại khu đô thị mới An Phú – An Khánh. Mặt khác, Raemiakhông phải là thương hiệu bảo hộ quốc tế, nên việc sử dụng tên gọi đó cho dự án tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp. Lo gô, biểu tượng của HDTC và Samsung C&T cũng hoàn toàn khác nhau.
Hiện nay, Samsung C&T không có dự án bất động sản nào tại Việt Nam, nên việc quy kết công ty Việt Nam sử dụng từ Raemian, “đạo” ý tưởng của họ là quy chụp, thiếu thiếu thiếu căn cứ pháp lý.
Theo luật gia Võ Xuân Đạt, Luật Sở hữu Trí tuệ đã quy định cụ thể những dấu hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó gồm “những tên phổ biến, những tên địa danh, đặc biệt là những tên của các thành phố, thị trấn…”.
Do đó, Raemian(tạm dịch, tươi đẹp, tương lai đẹp đẽ) chỉ là tính từ, là tên gọi phổ biến, không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào và tên gọi này không được bảo hộ tại Việt Nam. Việc doanh nghiệp Việt Nam nếu có sử dụng tên gọi Raemian để đặt tên cho dự án thì cũng không có gì sai. Ngoài ra, Raemian chỉ là tên dự án của Samsung C&T, theo quy định thì tên dự án là thành phần không được bảo hộ.
“Ở quận 1, TP.HCM có dự án cao ốc lấy tê Mahathan, chẳng lẽ tới đây Mỹ sẽ kiện chủ đầu tư vì lấy tên thành phố của họ để đặt tên cho dự án này sao?. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy tạiViệt Nam nhiều dự án có tên gọi trùng như như Golden City, Golden Sun, Golden Lake… Cũng giống như tên gọi Raemian, đây là tên gọi phổ biến nên việc các chủ đầu tư đều sử dụng từ “Golden” là hoàn toàn hợp pháp”, luật sư Đạt phân tích.
Liên quan đến cáo buộc HDTC sử dụng từ Raemian để dặt tên cho doanh nghiệp và đăng ký tên miền, đại diện HDTC cho biết hồ sơ thành lập pháp nhân được Sở KHĐT TP.HCM thẩm định và cấp phép đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định rất chặt chẽ của pháp luật.
Đối với tên miềnraemian.vn, raemiancity.vn…, đây hoàn toàn là những tên miền Việt Nam (.vn), khôg phải là tên miền quốc tế và chưa được tổ chức hay cá nhân đăng ký sử dụng. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ sau khi rà soát và nhận thấy các tên miền đó chưa được đăng ký tại Việt Nam nên đơn vị này cấp quyền hoạt động cho các tên miền này là hoàn toàn đúng pháp luật.