Giải đáp thắc mắc “Bị viêm lợi phải làm sao cho nhanh khỏi?”
Viêm lợi là tình trạng vùng lợi bị viêm nhiễm, tổn thương gây đau đớn khó chịu khi ăn uống hàng ngày. Vậy bị viêm lợi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi và không tái phát?
Bị viêm lợi phải làm sao cho bệnh nhanh khỏi?
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hầu hết người lớn tuổi tại một số thời điểm trong cuộc đời. Đây là một dạng bệnh nướu răng thường gây ra các triệu chứng nhẹ, không phá hủy men răng. Tuy nhiên, viêm lợi cũng có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị triệt để hết nguyên nhân gốc rễ.
Có hai loại viêm nướu chính:
- Viêm nướu răng do mảng bám xảy ra khi mảng bám răng tích tụ lâu ngày gây kích ứng nướu răng, dẫn tới viêm, đổi màu răng và đau nhức răng.
- Viêm nướu răng không do mảng bám có thể do lợi bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Phản ứng dị ứng, đeo răng giả cũng có thể gây ra viêm nướu.
Cả hai loại viêm lợi này đều có thể tiến triển thành viêm nha chu nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Nguyên nhân khiến bạn bị viêm lợi
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị viêm lợi chủ yếu xuất phát từ sự tích tụ mảng bám vi khuẩn giữa và xung quanh răng. Mảng bám răng là một màng sinh học tích tụ tự nhiên trên răng, xảy ra khi vi khuẩn bám vào bề mặt nhẵn của răng.
Mảng bám này có thể cứng lại trở thành vôi răng, hoặc cao răng, gần nướu ở chân răng. Mảng bám răng có màu trắng vàng. Chỉ có các chuyên gia nha khoa mới có thể loại bỏ vôi răng.
Sự tích tụ của mảng bám và cao răng có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch dẫn tới phá hủy nướu hoặc mô nướu. Cuối cùng, mảng bám có thể dẫn tới các biến chứng khác, bao gồm cả bị mất răng.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi
Bị viêm lợi khiến nướu có màu đỏ
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi có thể bao gồm:
- Viêm và đổi màu nướu
- Nướu mềm có thể bị đau khi chạm vào
- Chảy máu nướu răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
- Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi
- Tụt nướu
- Nướu mềm
Tuy nhiên, trong những trường hợp viêm nướu nhẹ, có thể không gây khó chịu hoặc không có triệu chứng đáng chú ý.
Bị viêm lợi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi?
Viêm lợi hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà vừa tiện lợi, hiệu quả mà lại không tốn nhiều chi phí. Nếu bạn mới bị viêm lợi ở giai đoạn đầu thì điều trị tại nhà thường có thể giúp khỏi nhanh viêm lợi.
Các phương pháp khắc phục viêm lợi từ tự nhiên thường an toàn và lành tính nhưng bạn cũng không nên nuốt. Ngoài ra nên lựa chọn nguyên liệu sạch, an toàn và bảo quản trong tủ lạnh nhất là trong thời tiết nóng ẩm mùa hè để đem lại hiệu quả trị viêm lợi tốt nhất.
Sử dụng nước muối súc miệng
Nước muối giúp chữa lành nướu răng
Nước muối từ lâu đã được xem là có lợi trong việc chữa lành nướu bị viêm do viêm lợi. Muối là chất khử trùng tự nhiên giúp chữa lành vết thương hiệu quả.
Nước muối cũng có thể giúp:
- Làm dịu nướu bị viêm
- Giúp giảm đau
- Giảm vi khuẩn
- Loại bỏ mảng bám trên răng
- Giảm hôi miệng
Để sử dụng nước muối khắc phục viêm lợi bạn nên:
- Pha ½ đến ¾ thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều
- Ngậm dung dịch nước muối tối đa 30 giây
- Nhổ bỏ ra ngoài
- Súc lại mỗi ngày từ 2 – 3 lần
Nên dùng đúng như hướng dẫn bởi súc miệng quá lâu với nước muối có thể ảnh hưởng không tốt tới men răng.
Sử dụng nước súc miệng từ sả
Dầu sả pha loãng giúp giảm mảng bám và viêm lợi
Theo một nghiên cứu năm 2015, dầu sả có hiệu quả hơn so với loại nước súc miệng chlorhexidine truyền thống trong việc giảm mảng bám và mức độ viêm lợi.
Khi bạn bị viêm lợi, hãy súc miệng bằng nước súc miệng từ sả theo các bước:
- Pha loãng từ hai đến ba giọt tinh dầu sả trong một cốc nước
- Ngậm dung dịch trong miệng tối đa 30 giây
- Nhổ bỏ ra ngoài
- Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần
Dầu sả thường khá an toàn khi sử dụng nhưng nó rất đậm đặc nên cần pha loãng hỗn hợp để tránh gây kích ứng vòm miệng.
Nước súc miệng lá ổi
Súc miệng nước lá ổi có khả năng giúp giảm viêm lợi
Lá ổi từ lâu đã được xem là một phương pháp điều trị và vệ sinh răng miệng hiệu quả. Các chuyên gia đã nhận thấy đặc tính kháng khuẩn và chống vi trùng từ nước súc miệng lá ổi có tác dụng tích cực trong kiểm soát mảng bám.
Nước súc miệng lá ổi có khả năng:
- Giảm viêm nướu
- Giảm đau
- Giúp hơi thở thơm mát
Để áp dụng nước súc miệng lá ổi trị viêm lợi bạn cần:
- Giã nát 5 – 6 lá ổi bằng chày và cối
- Cho phần lá ổi giã nát vào nồi, thêm khoảng 1 cốc nước
- Đun nhỏ lửa trong 15 phút
- Để dung dịch nguội và thêm một chút muối
- Súc miệng bằng nước súc miệng lá ổi ấm trong tối đa 30 giây
- Nhổ bỏ dung dịch ra ngoài
- Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần
Bôi gel nghệ
Gel nghệ giúp ngăn ngừa mảng bám răng
Theo nghiên cứu, gel nghệ có khả năng ngăn ngừa mảng bám răng và viêm lợi khá hiệu quả. Có thể xuất phát từ đặc tính chống viêm của nghệ.
Củ nghệ có khả năng kháng khuẩn và chống nấm, vì thế chúng có thể giúp chữa lành vết thương, giảm ửng đỏ và chảy máu phần nướu răng.
Bạn có thể bôi nghệ hoặc gel curcumin trên lợi phần bị viêm. Trong đó, curcumin là thành phần hoạt tính trong nghệ.
Có thể áp dụng gel nghệ để giảm viêm lợi như sau:
- Đánh răng, súc miệng sạch
- Bôi gel nghệ lên nướu răng
- Để yên gel trong miệng trong 10 phút
- Súc nước để loại bỏ hết gel nghệ trong miệng
- Nhổ bỏ dung dịch ra ngoài
- Lặp lại quy trình này mỗi ngày 2 lần
Sử dụng xịt răng miệng thảo dược
Hiện nay, xu hướng mới để giúp giảm viêm lợi hiệu quả hơn chính là sử dụng xịt răng miệng thảo dược. Với thành phần từ thiên nhiên, sản phẩm giúp giảm viêm lợi, nhiệt miệng và các vấn đề về răng miệng hiệu quả và an toàn. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.
Khi có hiện tượng viêm lợi, bên cạnh các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường bạn chú ý sử dụng sản phẩm xịt răng miệng xịt trực tiếp lên vùng lợi bị viêm mỗi ngày 8 lần. Sản phẩm tác động trực tiếp giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm nên giúp giảm viêm lợi hiệu quả.
Phải làm sao để phòng ngừa viêm lợi tái phát?
Khi đã điều trị khỏi viêm lợi thì bạn nên chú ý các biện pháp vệ sinh răng miệng tốt để có thể phòng ngừa không bị tái phát. Nên duy trì thói quen hàng ngày như sau:
- Đánh răng mỗi ngày hai lần, mỗi lần ít nhất 2 phút
- Sử dụng chỉ nha khoa lấy mảng bám răng ngay sau khi ăn
- Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày từ 1 – 2 lần
Ăn chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất cũng là một cách giúp ngăn ngừa các bệnh nướu răng và tình trạng bệnh răng miệng khác.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT - Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng - Đau rát, viêm loét miệng Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |