Giải đáp nhanh: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là một dạng xuất huyết đường tiêu hóa trên. Tìm hiểu xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không để điều trị đúng cách.
Tìm hiểu xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
MỤC LỤC:
Xuất huyết dạ dày là gì?
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày
Làm gì để phòng ngừa xuất huyết dạ dày?
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Đây là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến người bệnh nôn và đi ngoài ra máu.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Hiểu được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày sẽ giúp mọi người phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả hơn.
Các nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày bao gồm:
Do loét dạ dày: Theo thông kê, trên 40% các trường hợp xuất huyết dạ dày có tiền sử đau và được chẩn đoán viêm loét dạ dày.
Do uống quá nhiều rượu bia: Uống nhiều rượu bia khiến lớp niêm mạc của dạ dày tổn thương. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tác dụng của thuốc kháng sinh như thuốc chống viêm, giảm đau có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày. Vì vậy, khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Do ung thư dạ dày: Khi người bệnh bị ung thư dạ dày, lớp niêm mạc thành dạ dày sẽ bị suy yếu và trở nên dễ tổn thương, điều này tăng nguy cơ chảy máu dạ dày cao hơn so với người bình thường.
Căng thẳng, stress kéo dài: Việc người bệnh bị stress kéo dài khiến dịch vị ở dạ dày (HCL) tiết ra nhiều hơn. Từ đó gây ra viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn đến chảy máu.
Do nguyên nhân khác: Bên cạnh tác động của bệnh lý dạ dày, xuất huyết dạ dày còn xảy ra do các nguyên nhân khác như: Hội chứng Mallory Weiss (vết rách dạ dày thực quản, thường sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày), suy gan nặng…
Xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra
Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày
Buồn nôn, nôn ra máu: bệnh nhân sẽ thường gặp triệu chứng này nhất ở bất cứ giai đoạn tiến triển nào của xuất huyết dạ dày. Do dạ dày bị xuất huyết nên người bệnh sẽ nôn ra máu đỏ tươi (nếu mới xuất huyết) hoặc máu đen (máu đã tích tụ được một thời gian).
Đau vùng thượng vị: Đau khu vực phần trên rốn, những cơn đau này thường dữ dội, gây căng cứng cả ổ bụng.
Đi ngoài phân đen: Do máu xuất huyết trong dạ dày và phần máu này có thể ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa dẫn đến người bệnh đi ngoài ra phân có màu sẫm đen.
Thiếu máu: Việc nôn và đi ngoài ra máu thường xuyên với số lượng nhiều sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu với các triệu chứng điển hình như chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp, da mặt xanh xao, vã mồ hôi…
Có nhiều dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu, bệnh không tạo nên nhiều biến đổi trong cơ thể. Thậm chí, lượng máu lúc này có thể rất nhỏ, chỉ có thể phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm y khoa (chẳng hạn như xét nghiệm máu ẩn trong phân).
Tình trạng bệnh chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, quan sát thấy phân sẫm màu hay máu trên giấy vệ sinh, bồn cầu khi đại tiện…
Tuy nhiên, về lâu dài xuất huyết dạ dày sẽ trở nên trầm trọng, lượng máu chảy ra nhiều và liên tục hơn. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mắt, xanh xao, mệt mỏi mạch đập yếu…
Thậm chí, hiện tượng xuất huyết ồ ạt từ đường tiêu hóa còn dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc theo dõi, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời là thực sự cần thiết và quan trọng.
Làm gì để phòng ngừa xuất huyết dạ dày?
Xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý. Do đó, việc phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết.
Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích để bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh:
Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng.
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.
Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Duy trì ăn uống sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ, một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress, hạn chế tối đa việc thức khuya.
Hạn chế dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Nếu bắt buộc sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tham khảo dùng thuốc dạ dày chiết xuất từ thảo dược có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thuốc dạ dày chiết xuất từ thảo dược như bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì… dành cho người viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Sản phẩm hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT
|