Giá xăng dầu hôm nay 1/6: Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên đầu tuần
Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 1/6, thị trường xăng dầu trong nước tăng mạnh sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 28/5, trong khi đó giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên đầu tuần.
Giá xăng dầu trong nước 1/6:
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay ngày 1/6, giá xăng dầu hôm nay ở thị trường tăng sau phiên điều chỉnh giá chiều ngày 28/5.
Cụ thể, giá các mặt hàng xăng dầu phổ biến tại vùng 1 và vùng 2 trong ngày hôm nay 1/6 như sau:
Giá xăng A95 dao động trong khoảng 13.120 – 13.480 đồng/lít.
Giá xăng E5 ở mức 12.400 – 12.640 đồng/lít.
Giá dầu DO đạt mức 9.940 – 10.440 đồng/lít.
Dầu hỏa có giá 7.960 – 8.110 đồng/lít.
Trước đó, chiều ngày 28/5/2020, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã đưa ra quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần. Liên Bộ điều chỉnh tăng đồng thời các loại giá xăng và các loại giá dầu.
Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng E5RON92: tăng 882 đồng/lít, không cao hơn 12.402 đồng/lít;
Xăng RON95-III: tăng 890 đồng/lít, không cao hơn 13.125 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: tăng 892 đồng/lít, không cao hơn 10.749 đồng/lít;
Dầu hỏa: tăng 875 đồng/lít, không cao hơn 8.757 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 947 đồng/kg, không cao hơn 9.492 đồng/kg.
Giá dầu thế giới 1/6:
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (theo giờ Viêt Nam), giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên sàn New York Mercantile Exchanghe giao tháng 6/2020 giảm 0,73%, giao dịch ở mức 35,26 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2020 cũng giảm 0,14%, xuống mức 35,26 USD/thùng.
Sau thời gian giảm sản lượng và mang lại đà hồi phục tốt hơn cho giá nhiên liệu, OPEC+ đang lên kế hoạch tiếp tục kéo dài thỏa thuận đến cuối năm 2020.
Quan trọng hơn, nước đồng minh là Nga cũng nhất trí với quyết định trên. Thậm chí Nga mong muốn thực hiện sớm thỏa thuận này. Trước đó, OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6 để bù đắp cho sự sụt giảm về giá và nhu cầu giảm do bùng phát đại dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu không rõ ràng động thái cắt giảm của các quốc gia OPEC có thể tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ trong tương lai gần, và điều đó có thể cộng hượng cùng căng thẳng Mỹ - Trung để đe dọa sức tăng trở lại, hoặc tồi tệ hơn là rơi xuống mức 0 một lần nữa.