Giá gas hôm nay 4/6: Giá gas thế giới vẫn trên đà khởi sắc
Cập nhật giá gas hôm nay 4/6, thị trường gas trong nước đi ngang sau khi điều chỉnh giá ngày 1/5; trong khi đó giá gas thế giới vẫn trên đà khởi sắc những phiên gần đây.
Giá gas trong nước 4/6:
Thị trường trong nước, giá gas hôm nay 4/6 duy trì mức ổn định so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua ở hầu hết các đại lý trên cả nước.
Trước đó, từ ngày 1/5, giá gas trong nước được điều chỉnh tăng 2.833 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 34.000 đồng/bình 12 kg.
Cụ thể, giá gas sau khi đã điều chỉnh tăng tại các thương hiệu Gas Pacific Petro, Esgas và City Petro ngày 4/6 như sau:
Bình 12kg: tăng 34.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 335.000 đồng/bình;
Bình 45kg: tăng 128.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 1,307 triệu đồng/bình;
Bình 50kg: tăng 142.000 đồng/bình, giá đến tay người tiêu dùng không quá 1,396 triệu đồng/bình.
Tại công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), giá bán lẻ gas SP tăng 2.833 đồng/kg, giá đến tay người tiêu dùng từ ngày 1/5/2020 là 311.000 đồng/bình 12kg. Như vậy, sau 3 tháng giảm liên tiếp, giá gas tháng 5/2020 bất ngờ quay đầu tăng mạnh.
Lý do giá gas tăng mạnh được Saigon Petro lý giải là do giá CP bình quân tháng 5/2020 tăng 105 USD/tấn so với tháng 4/2020, ở mức 340 USD/tấn.
Giá gas thế giới 4/6:
Trong phiên giao dịch đầu tháng, giá gas thế giới đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2020 tăng 0,56% lên mức 1,78USD/mmBTU.
Giá gas trên toàn thế giới đã giảm xuống mức thấp kỉ lục ở châu Âu và châu Á khi sức ép từ nhu cầu thị trường đã giảm xuống.Tiêu thụ khí hóa lỏng (LNG) vẫn mạnh hơn nhu cầu xăng dầu vì LNG được sử dụng để sản xuất điện. Thế nhưng cuộc khủng hoảng tiền mặt đã đánh vào nền kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu bị giảm đáng kể.
Thị trường Châu Âu đang tràn ngập khí đốt tự nhiên trong bối cảnh nhu cầu khá yếu và khả năng lưu trữ rất hạn chế. Nhiều nhà cung cấp khí đốt có thể sẽ cắt giảm sản lượng dòng chảy để ngăn mức giá có thể giảm xuống mức thấp hơn.
Sự tràn ngập khí đốt trên thị trường có thể gây áp lực đối với giá cả tại các trung tâm quan trọng của châu Âu như tiêu chuẩn TTF của Hà Lan.
Dòng khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu qua đường ống Yamal-châu Âu qua Ba Lan đã hoàn toàn dừng hoạt động vào đầu tuần trước sau khi thỏa thuận vận chuyển kéo dài 2 thập kỉ giữa Nga và Ba Lan hết hạn, sau khi đại dịch COVID-19 đã phá hủy nhu cầu khí đốt ở châu Âu.