Ê răng phải làm sao để ăn uống thoải mái hơn?

27-04-2022 16:37:15

Ê răng có thể gây buốt nhói khi ăn uống nóng, lạnh khiến nhiều người sợ hãi, không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Vậy ê răng phải làm sao để cải thiện?

Ê răng phải làm sao để ăn uống thoải mái hơn, ngon miệng hơn?

Ê buốt răng là gì?

Bình thường, những chiếc răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng cứng chắc bên ngoài bảo vệ lớp ngà răng mềm hơn ở bên trong, còn ở chân răng sẽ được nướu (lợi) bảo vệ.

Trong lớp ngà răng, có hàng nghìn ống ngà dẫn đến tủy răng (dây thần kinh trong răng). Khi lớp men răng bị tổn thương (mòn, nứt, mẻ) hoặc đường viền nướu bị tụt làm lộ ra lớp ngà răng bên trong, tiếp xúc với các yếu tố như nóng lạnh, hoặc các chất có tính acid… sẽ khiến tủy răng bị kích thích, tạo ra cảm giác ê buốt rất khó chịu.

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến cho người mắc phải khó chịu hoặc đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng hoặc lạnh. Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng.

Ê buốt răng thường xảy ra khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng, chủ yếu là do những thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng cách, có thể kể đến như:

Đánh răng sai cách

Những thói quen không đúng như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng có lông cứng hoặc đánh răng quá nhiều lần trong ngày… có thể là những nguyên nhân làm mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.

Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết mạnh vào nhau, tạo ra những âm thanh kêu ken két. Nhiều người có thói quen nghiến răng trong vô thức hoặc nghiến răng lúc đang ngủ. Thói quen xấu này cũng làm mòn lớp men răng và gây ra tình trạng răng ê buốt.

Thói quen nghiến răng khi ngủ khiến làm mòn lớp men răng

Dùng nước súc miệng trong thời gian dài

Một số loại nước súc miệng có chứa acid nên nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Từ đó, răng càng trở nên nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương thêm.

Ăn nhiều thực phẩm có tính acid

Những thức ăn, đồ uống có tính acid có thể làm mòn lớp men răng dẫn đến tình trạng ê buốt. Một số thực phẩm có tính acid như: ngũ cốc, đường, sữa, nước uống có ga hoặc hoa quả có tính chua…

Các bệnh lý răng miệng

Ê buốt răng có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng. Ê buốt răng là bệnh gì? Có một số vấn đề răng miệng khiến răng nhạy cảm như:

  • Tụt nướu: Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh nha chu và sẽ gây lộ ngà răng, ê buốt chân răng.
  • Viêm nướu: Mô nướu bị viêm, đau gây ảnh hưởng đến chân răng.
  • Nứt hay mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ cùng các mảng bám dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có nguy cơ áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.

Hậu quả của ê buốt răng

Ê buốt răng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống hàng ngày. Điển hình là do không thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình nên người bệnh (đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, chán ăn).

Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, người bệnh còn có xu hướng ngại giao tiếp xã hội.

Bị ê răng phải làm sao để cải thiện?

Hạn chế thực phẩm có tính acid

Nên hạn chế soda, kẹo ngọt, các nguồn carbohydrate có nhiều đường đều tấn công vào men răng và có khả năng gây ê buốt răng và sâu răng. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại acid và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như rau quả giàu chất xơ, phô mai, sữa chua nguyên chất…

Nếu bạn vừa ăn những thực phẩm có tính acid, đừng đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định trở lại trước khi chải răng.

Bỏ thói quen nghiến răng

Thói quen này do căng thẳng, stress gây ra hoặc do chứng nghiến răng khi ngủ. Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để tiến hành kiểm tra, xác định xem có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không và nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào để điều trị phù hợp.

Liệu pháp Florua

Liệu pháp Florua là bổ sung Florua (thành phần tạo nên lớp men răng) vào các khu vực nhạy cảm của răng để tăng cường sức khỏe men răng, giảm đau, giảm cảm giác ê buốt răng và ngăn ngừa sâu răng.

Florua thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng và thuốc viên, liệu pháp này làm giảm sự phân hủy bởi các acid từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và giảm hoạt động của vi khuẩn

Đến nha sĩ nếu ê buốt do các bệnh lý về răng miệng

Nếu bạn bị răng ê buốt do các bệnh lý về răng miệng như tụt nướu, viêm nướu hay nứt mẻ răng… thì lời khuyên tốt nhất là nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Không đánh răng quá mạnh

Nhiều người nghĩ rằng đánh răng càng mạnh càng giúp làm sạch những mảng bám trên răng. Tuy nhiên, khi đánh răng quá mạnh sẽ làm tình trạng bào mòn lớp men răng nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn không nên đánh răng quá mạnh cho dù răng đang khỏe mạnh hay đang bị ê buốt.

Đánh răng nhẹ nhàng bằng bải chải lông mềm giúp bảo vệ răng tốt hơn

Chọn kem đánh răng cho răng nhạy cảm

Trường hợp răng ê buốt, bạn nên tránh lựa chọn các loại kem đánh răng có hàm lượng cao các chất như Sodium Lauryl Sulfat, Triclosan…

Bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, để tránh bị ê buốt, gai người khi đánh răng.

Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng

Để giảm ê buốt răng, sau khi đánh răng, bạn có thể thay thế nước súc miệng thông thường bằng nước ngậm răng miệng thảo dược.

Một trong các sản phẩm nước ngậm răng miệng thảo dược được nhiều người tin dùng là Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất.

Với thành phần là các thảo dược giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng tối ưu, hỗ trợ giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua… Đồng thời, sử dụng Nước Ngậm Răng Miệng còn giúp hỗ trợ giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm các bệnh răng miệng.

Sự khác biệt khi sử dụng Nước Ngậm Răng Miệng so với các loại nước súc miệng thông thường đó là cần thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, khoảng 5 phút. Trong thời gian này thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi trong các kẽ răng và khoang miệng. Khi nhổ dung dịch đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.

Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị ê buốt răng, đang thắc mắc ê răng phải làm sao có thể tham khảo sử dụng, kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng khác để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất

Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //