Đoàn xe phượt tự ý ngăn đường để đi qua ngã tư đối diện mức phạt nào?
Luật sư Đặng Văn Cường đã có những chia sẻ dưới góc nhìn pháp lý về vụ việc đoàn xe phượt tự ý ngăn đường để đi qua ngã tư tại Nam Định gây xôn xao cộng đồng mạng thời gian qua.
Trước đó, đoạn clip được đăng tải ngày 26/11 cho thấy có 4 thanh niên đứng giữa ngã tư, tự ý ngăn dòng xe đang di chuyển để hàng chục người lái xe máy nối đuôi nhau băng qua đường.
Trong đoạn clip dài 40 giây, có hơn 50 chiếc xe máy đi hàng đôi băng qua ngã tư. Trên một số xe có gắn cờ. Nhiều ý kiến bình luận cho rằng nhóm thanh niên này tự ý chặn đường giao thông để thỏa mãn mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng đến mọi người.
Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp đã có những chia sẻ về vụ việc dưới góc nhìn pháp lý.
Theo Luật sư Cường, Những năm gần đây chào lưu đi phượt vậy du lịch bụi khá phổ biến trong giới trẻ, loại hình du lịch này tiết kiệm chi phí, giúp giới trẻ khám phá thế giới những kỳ quan vậy cảnh đẹp của thiên nhiên, mở rộng kiến thức văn hóa, sự hiểu biết về thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên hơn...
Tuy nhiên loại hình du lịch này cũng tìm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn giao thông bị xâm hại, bị tấn công và có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cộng đồng, tới người khác
Những chuyến phượt đông người, có những chương trình mang tính chất văn hóa, lễ hội thì phải có sự đồng ý của chính quyền địa phương và chính quyền địa phương, bố trí lực lượng để giữ gìn an ninh, trật tự, hỗ trợ cho hoạt động này được diễn ra một cách thuận lợi nhất, có văn hóa và không xâm hại tới những quyền lợi của cộng đồng.
Cho một số clip gần đây cho thấy, nhóm phượt thủ đã tự ý chặn đường, gây ách tắc giao thông mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng, của lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.
Hành vi tự chặn đường, ngăn cản người tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, có dấu hiệu của hành vi cản trở giao thông đường bộ.
Nếu vụ việc gây ách tắc giao thông đến hàng giờ đồng hồ, dẫn đến hậu quả chết người, thiệt hại tài sản hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội đến mức được xác định là “hậu quả nghiêm trọng” thì những người này có thể bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Hình phạt được quy định là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không gian giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, có hành vi phá phách hoặc có hành vi tấn công người thực hiện nhiệm vụ... thì hình phạt có thể lên tới 2 năm đến 7 năm tù.
Trong trường hợp hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng thì hành vi này cũng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/ NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hoặc xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Qua vụ việc này cho thấy, các cơ quan, tổ chức có những thanh niên thường xuyên tham gia đi phượt hoặc các cơ quan, tổ chức tổ chức các cuộc đi phượt đông người thì cần có sự quản lý chặt chẽ, có sự phối hợp của các chính quyền địa phương và phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia, không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, an toàn công cộng, không gây phiền hà tới cộng đồng thì trào lưu này mới có thể phát huy được những mặt tích cực và mới có thể tồn tại lâu dài được .