Dịch cúm A vào mùa, Giáo sư chỉ cách chăm sóc người bệnh để tránh lây nhiễm

20-12-2019 14:01:25

Dịch cúm A hiện đang bùng phát khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Làm thế nào chăm sóc trẻ mắc cúm để tránh lây nhiễm là câu hỏi khiến các bậc cha mẹ quan tâm.

Dịch bệnh cúm A có thể khiến trẻ tử vong

Bệnh cúm là bệnh thường gặp ở nước ta nhất là vào mùa lạnh, hoặc thời tiết giao mùa từ hè sang đông. Để phòng tránh cúm tốt nhất đi tiêm vắcxin phòng bệnh. Bên cạnh đó cần giữ ấm vùng cổ. Nếu trẻ sơ sinh chảy nước mũi nhiều cần rửa và hút mũi bằng nước muối sinh lý.


Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con trước dịch cúm A. Ảnh minh họa

Cúm A thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên có khoảng 15-20% diễn biến nặng, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người già trên 60 tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như suy giảm miễn dịch, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh gan thận mạn tính...

Cúm A có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch và  có thể gây ra các biến chứng do chính virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây nên. Hậu quả có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản nặng, suy đa nội tạng có thể dẫn đến tử vong.

Trước đó, ngày 9/12 một cháu nhỏ tên  V.V.M.N, (sinh năm 2017, ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, Phú Yên) tử vong vì cúm A khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang. 

Chia sẻ với PV Đời sống Plus chị P.L (32 tuổi thường trú tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết hai ngày nay con trai chị 5 tuổi có triệu chứng ho, đau họng, người mệt mỏi và chán ăn. Cháu được khám tại Bệnh viện Melatec thì bác sĩ kết luận con bị cúm A và được kê đơn thuốc để về nhà theo dõi thêm. 

Chị H (33 tuổi, trú tại Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hà Nội) cho biết, con gái 11 tháng không có biểu hiện cụ thể, chỉ bị sốt cao 38 độ từ tối hôm trước, trưa hôm sau tăng lên 40 độ. Chị vội đưa con đi khám Bệnh viện Nhi và được bác sĩ kết luận con mắc virus cúm A. 

Bác sĩ căn dặn con có triệu chứng thở thanh, thở gấp, bỏ bú, sốt li bì thì cần nhập viện ngay lập tức. Trong đơn thuốc bác sĩ có kê dùng thuốc Taminflu để điều trị cho bé. 

"Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của con và mua theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có điều thuốc Tamiflu khan hiếm đã khiến giá thuốc này đội lên cao", chị H. tâm sự.

Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh cúm A lây nhiễm


Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.​

Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ cách phòng bệnh khi trẻ mắc cúm A không lây lan cho người khác. 

Theo GS Nguyễn Văn Kính, ai cũng có nguy có mắc cúm nếu chưa có miễn dịch bảo vệ nên chúng ta cần có biên phám phòng bệnh chủ động bằng cách viêm vắcxin. Việc tiêm vắc xin cúm sẽ có hiệu quả sau khi tiêm được 2 tuần. 

Vì vậy cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng sớm để phòng tránh mắc phải bệnh cúm. Tuy nhiên, vắcxin cúm chỉ có hiệu lực phòng vệ trong vòng một năm, vì vậy hằng năm đều phải tiêm nhắc lại.

Về phòng bệnh thụ động là áp dụng các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, bao gồm đeo khẩu trang đối với người bị ho và những người tiếp xúc với bệnh nhân cúm. Thường xuyên súc miệng mũi phòng bệnh bằng các dung dịch như nước bạc hà...

Khi gia đình có người bị bệnh cúm cần phải cách ly ở phòng riêng. Bệnh viện cần tuân thủ các biện pháp cách ly đối với những bệnh nhân cúm nặng theo đúng quy định của Bộ Y tế. 

Không nên tụ tập đông người khi có người mắc cúm, vì bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Hạn chế việc đi thăm người bệnh. Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là không gian sống của mỗi cá nhân và gia đình.

Ngoài biện pháp đặc hiệu là tiêm vắcxin, việc phòng bệnh cúm có thể theo khuyến cáo sau: 

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Khi có các biểu hiện sốt, đau mình, đau đầu, mệt mỏi, ho... cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tamiflu là thuốc đặc trị để điều trị cúm, có tác dụng ứng chế sự xâm nhập và nhân lên của virus cúm vào tế bào niêm mạc đường hô hấp. Tuy nhiên, do được sử dụng rộng rãi cho nên đã có một tỷ lệ nhất định kháng với Tamiflu, ở Việt Nam chiếm khoảng 12%. Bên cạnh thuốc nay còn nhiều loại thuốc khác có thể điều trị bệnh cúm như Zanamyvir.

Lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ngày càng tăng. Khi phát hiện con mắc cúm A, cha mẹ cần đưa trẻ cúm đén bệnh viện khi trẻ ho nhiều, khó thở, có thể kèm theo nôn. Trẻ li bì, mệt mỏi và sốt cao.

Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN //