Cỏ nhọ nồi: Thần dược cầm máu và trị nhiều bệnh nhưng ít người biết

21-04-2017 18:56:42

Không thể ngờ loại cỏ nhọ nồi mọc đầy đường lại là thần dược cầm máu và trị nhiều loại bệnh ít người biết

Cỏ nhọ nồi mọc hoang rất nhiều ở các vùng quê. Đây là vị thuốc quý có tác dụng cầm máu và chữa nhiều bệnh nhưng ít người biết.

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm.

Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có rất nhiều tác dụng nhưng ít người biết

Trong dân gian thường dùng cỏ mực để cầm máu cực nhanh, Ngoài ra, cỏ nhọ nồi còn  có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh mà không cần phải dùng đến thuốc.

Trĩ ra máu: một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Chữa đái ra máu: cỏ mực 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Chữa mề đay: Cỏ nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.

Chữa mộng tinh: Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc 30 g sắc uống.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10 – 15 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-4 lần uống trong ngày.

Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi 20 g, sài đất 20 g, củ sắn dây 20 g, cây cối xay 16 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa khạc ra máu: Cỏ nhọ nồi 60 g, rễ cỏ tranh 40 g, thêm ít thịt lợn nạc, ninh lấy nước uống.

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hòe sao đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: Cỏ nhọ nồi đem sấy khô trên miếng ngói, tán bột, uống mỗi lần 6 g với nước cháo.

Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20 g, bồ công anh 20 g, củ rẻ quạt 12 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng của lá ớt: Cứu người tai biến

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus //