Cô gái 19 năm mang túi nội tạng 'khủng' ngoài bụng
Thiếu nữ mang 'túi nội tạng' khổng lồ ngoài khoang bụng suốt 19 năm mới được phẫu thuật.
Sauda Suleiman Amour, 19 tuổi, đến từ Tanzania đã phải sống cùng túi nội tạng - bao gồm gan và một phần ruột - bên ngoài khoang bụng kể từ khi chào đời.
Trải qua 2 lần phẫu thuật song đều thất bại, cô gái luôn tự ti về bản thân. 4 năm trước, do phải nghe những lời bình luận không mấy tích cực từ bạn cùng lớp cho rằng cô đang mang thai, nên Sauda quyết định bỏ học.
Để thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ tại Bệnh Viện Khoa Học Y Khoa (SIMS) SRM, Chennai, Ấn Độ phải sử dụng botox - một protein và là một độc tố thần kinh - giúp hệ thống cơ bắp căng giãn, thuận lợi cho việc đưa các bộ phận vào đúng vị trí.
Tiến sĩ Radhakrishna Patta, giám đốc bệnh viện, cho biết: “Chúng tôi rất kinh ngạc khi nhìn thấy Sauda. Túi nội tạng đó lớn hơn các trường hợp khác rất nhiều. Vì nội tạng nằm bên ngoài cơ thể, cô gái tội nghiệp đó không thể thoải mái vui chơi, vì chỉ cần bất kỳ một tổn thương, dù rất nhỏ, cô gái cũng có thể mất mạng”.
Túi nội tạng bên ngoài ổ bụng đã 19 năm. Ảnh: SWNS
“Nhiệm vụ của chúng tôi là trả túi nội tạng đó trở lại đúng vị trí của nó mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Tuy vậy, trong bụng cô gái lại không có 'không gian trống'. Do đó, hai tuần trước khi phẫu thuật, chúng tôi phải bơm không khí vào bụng và tăng liều đều đặn để tạo khoảng trống, đến khi cô gái cảm thấy khó thở“, Tiến sĩ Patta nói thêm.
Được biết, mỗi năm có khoảng 5.400 trẻ nhỏ sinh ra bị mắc dị tật này. Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển ở cổ tử cung, các cơ quan nội tạng của thai nhi, bao gồm ruột, gan và một số cơ quan khác “lớn lên” bất thường trong một túi mô độc lập, nằm bên ngoài khoang bụng.
Mới đây, một em bé người Anh có nội tạng ở ngoài cơ thể khi ra đời đã phải chiến đấu để giành giật sự sống của mình ngay từ khi ở trong bụng mẹ và đã rất may mắn khi có thể cầm cự đến ngày chào đời.
Các bác sỹ đã phải sử dụng nilông để "quấn" phần bụng và nội tạng của em bé lại nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Phần nội tạng ở ngoài cơ thể em bé bao gồm một phần ruột cùng với bàng quang. Theo các bác sỹ nhận định, ngoài việc những cơ quan này ở nhầm vị trí ra thì chức năng của chúng hoàn toàn bình thường và khi ra đời bé có sức khỏe tốt như những đứa trẻ khác.
Chứng Gastroschisis là một hội chứng xảy ra ở thai nhi khi phần nội tạng không nằm trong ổ bụng mà nằm ở phía ngoài cơ thể.
Phần nội tạng nằm phía ngoài này có thể hoàn chỉnh hoặc không tùy từng trường hợp và thương khi phát hiện ra thai nhi mắc hội chứng này qua việc siêu âm các bác sỹ sẽ khuyên sản phụ bỏ thai vì nguy cơ chết lưu, đẻ non và tử vong ngay sau khi ra đời của những em bé có hội chứng này là rất cao.