Chuyên gia y tế hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

12-09-2016 00:00:00

Bị bỏng nước sôi gây đau rát, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Dưới đây là cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi an toàn, đúng đắn.

Bị bỏng nước sôi là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống. Người bị bỏng do nước nóng sẽ có cảm giác đau rát ở vùng da bị tổn thương. Nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách, vết bỏng sẽ lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Dưới đây là các lưu ý cần nhờ khi xử lý vết bỏng do nước sôi gây ra.

Làm mát vết bỏng

Cần ngay lập tức làm mát vết thương khi bị bỏng nước sôi

Ngay sau khi bị bỏng, cởi bỏ y phục ở vùng da bị bỏng rồi ngâm vết bỏng dưới dòng nước mát hoặc nước lạnh đang chảy trong khoảng 15 – 20 phút. Không ngâm vết bỏng trong nước đá hoặc nước quá lạnh, tránh làm da bị tổn thương thêm. Lưu ý nếu mảnh vải từ quần áo dính chặt vào phần da tổn thương thì không nên cố gỡ bỏ mà phải tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Giữ vệ sinh cho vết bỏng

Tương tự như với mọi vết thương khác, vết bỏng rất dễ nhiễm trùng nên phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ. Không chà xát, đụng chạm hay bôi những chất không rõ nguồn gốc, vệ sinh lên vết bỏng. Để vết bỏng không bị nhiễm trùng, có thể sử dụng băng gạc y tế nếu cần. Ngoài ra, nên rửa vết bỏng với nước muối sinh lý hoặc xà phòng kháng khuẩn mỗi ngày.

Một số loại thuốc trị bỏng

- Lòng trắng trứng: Đây là một trong những ‘thần dược’ trị bỏng mà ít người biết tới. Khi bị bỏng nước sôi, lập tức bôi một ít lòng trắng trứng lên vùng da bị tổn thương. Cách này không chỉ làm mát da, giúp vết bỏng mau lành mà còn giữ cho vùng da bị bỏng tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Khi cần rửa, chỉ cần để vết bỏng dưới vòi nước mát chảy nhẹ là phần lòng trắng trứng sẽ tự trôi đi.

Lòng trắng trứng là bài thuốc hay khi bị bỏng nước sôi

- Nha đam: Nha đam có tác dụng giảm cảm giác nóng rát, giúp vết thương không bị khô nứt.

- Khoai tây: Công dụng của khoai tây trong trị bỏng tương tự như nha đam. Lưu ý khoai tây phải gọt vỏ, rửa thật sạch, cắt lát mỏng rồi đắp lên vết bỏng.

- Thuốc kháng sinh: Cần sử dụng thêm thuốc trị bỏng đặc trị nếu người bệnh bị bỏng nặng.

Lưu ý khi chữa bỏng

Tuyệt đối không sử dụng các mẹo chữa bỏng như bôi lá trầu không, kem đánh răng,… vì rất dễ gây nhiễm trùng. Đối với vết bỏng lớn, sâu, cần ngay lập tức sơ cứu rồi đưa bệnh viện tới trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị

Bị bỏng nước sôi sẽ để lại các vết phồng rộp, lưu ý không để vết rộp bị vỡ. Trong thời gian chờ vết bỏng lành, cần tăng cường ăn trái cây có chứa vitamin C, hạn chế ăn trứng gà hay rau muống để vết sẹo không bị loang, lồi.

 

Minh Thùy
Theo Đời Sống Plus //