Chuyên gia khuyến cáo những điều tuyệt đối kiêng kỵ khi chữa viêm khớp dạng thấp
Những ngày mùa đông, nhiều người mắc viêm khớp dạng thấp do lạnh, Lương y Nguyễn Minh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Vũng Tàu chỉ cách chữa và những điều kiêng kỵ.
Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, viêm khớp dạng thấp tên tiếng anh là rheumatoid arthritis (viết tắt RA). Đây là một bệnh xương khớp cũng khá phổ biến. Bệnh sẽ phá hủy các khớp xương của người bệnh. Khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động.
Theo lương y, viêm khớp dạng thấp có thể dứt cơn đau nếu biết cách điều trị. Ảnh minh họa
Mắc viêm khớp dạng thấp có triệu chứng nào?
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mãn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, ra nhiều mồ hôi, tê đầu chi trước khi xuất hiện các dấu hiệu ở khớp. Cũng ở giai đoạn này, tình trạng này chỉ xuất hiện viêm đau ở một khớp nhất định.
Sau từ vài tuần cho đến vài tháng sau. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, tình trạng viêm đau diễn ra ở nhiều khớp. Nên được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đa ở đây có nghĩa là nhiều.
Các khớp thường bị viêm gồm có: 90% khớp cổ tay, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay, 70% khớp cổ chân, 90% khớp gối, 60% khớp ngón chân, 60% khớp khuỷu. Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…
Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trước tiên. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay và bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai.
Khoảng 40% người bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua các triệu chứng không liên quan đến khớp như. Mắt: Người bệnh thường bị khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ và giảm thị lực.
Nướu bị khô hoặc bị kích ứng gây ra tình trạng nhiễm trùng; Xuất hiện những cục u nhỏ dưới da tại các vị trí bị viêm; Khó thở, với những triệu chứng viêm phổi có thể xuất hiện; Thiếu máu, tế bào hồng cầu giảm. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tim, thận, mô thần kinh, tủy xương...
Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Người bệnh chỉ có thể điều trị và khắc phục triệu chứng. Để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm và giảm sự phát triển của bệnh.
Chính vì thế, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phải học cách sống chung với bệnh. Việc điều trị giúp các khớp không bị tổn thương thêm. Bên cạnh đó, giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng đặc biệt là tàn phế. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sau khi điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuyên giảm và không thấy tái phát. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là điều mà bạn cần phải làm.
Cách điều trị giảm triệu chứng đau nhức
Theo tư vấn từ lương y Nguyễn Minh Phúc, để giảm bớt cảm giác đau đớn khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể sử dụng lá lốt, kinh giới, lá khúc tần đun thành nước ấm. Nước này dùng để ngâm các khớp khi có triệu chứng đau nhức rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, sử dụng một số cây rau có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp như những loại ngũ cốc có màu vàng, đậu mè vàng, gạo lức, cây hoa thiên lý... sử dụng để nấu canh hoặc xào tỏi cũng có tác dụng trong quá trình chữa bệnh.
Cũng theo lời khuyên của lương y Nguyễn Minh Phúc, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên tập những động tác nhẹ nhàng như vẫy tay, thái cực quyền, dưỡng sinh, tránh những bài tập quá sức sẽ làm phản tác dụng.
Người mắc bệnh cần giữ ấm cơ thể, không nên ra lạnh, đặc biệt là giữ ấm tay chân khi đi ngủ để khí huyết lưu thông. Tuyệt đối không ăn đồ lạnh, đồ nguội, chua, quá nóng hoặc quá lạnh. Nên ăn uống ngủ nghỉ điều độ, và ăn uống đồ ấm nóng nên thêm gia vị cay ấm như gừng, tiêu, tỏi…