Chóng mặt khi nằm xuống là bệnh gì? Nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

16-02-2023 16:48:19

Hiện tượng chóng mặt khi nằm xuống không chỉ gặp ở người già mà đang có xu hướng trẻ hóa đi trong nhiều năm gần đây. Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng quay cuồng khi nằm. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I - Nằm xuống bị chóng mặt do nguyên nhân gì?

1. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chứng chóng mặt, trong đó có chóng mặt khi thay đổi tư thế (đứng lên, ngồi xuống, nằm xuống).

Rối loạn tiền đình có thể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu lên não, thiếu máu đến hệ tiền đình, gây suy giảm chức năng hệ tiền đình, từ đó sinh ra bệnh. Các triệu chứng điển hình là chóng mặt, choáng váng, quay cuồng, đầu óc bồng bềnh, không cảm nhận chính xác không gian, dễ té ngã...

2. Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính BPPV

Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính BPPV là một tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình, thường xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat hoặc otoconia nằm trong bộ phận cảm nhận được trọng lực của tai được gọi là tai bị bong ra. Sau đó, chúng di chuyển đến các kênh bán nguyệt chứa đầy chất lỏng, gây ra ảo giác chuyển động.

Những người bị BPPV thường gặp phải tình trạng chóng mặt, cảm giác đột ngột thấy mọi thứ xoay tròn xung quanh, mất thăng bằng, buồn nôn... Thông thường, những người bị chóng mặt do các vấn đề về tai trong cũng bị rung giật nhãn cầu hoặc chuyển động mắt không kiểm soát được.

Đặc biệt, cơn chóng mặt thường xảy ra nhất khi người bệnh chuyển động, thay đổi vị trí đột ngột như cúi xuống, nằm xuống, đứng dậy sau khi nằm xuống…

3. Bệnh Meniere

Đây là tình trạng rối loạn ở tai trong, gây ra những triệu chứng như chóng mặt, mất thính lực, ù tai, cảm giác tai bị căng đầy…Bệnh thường xảy ra ở những người bị stress, lo âu kéo dài gây ra mất thăng bằng áp lực dịch chứa trong tai.

4. Đầu bị chấn thương

Theo thống kê, có khoảng 30 - 65% trường hợp bị chóng mặt trong quá trình hồi phục sau chấn thương não bộ.

Nguyên nhân là do hệ thống tiền đình bị suy giảm sau chấn thương gây ra các tình trạng:

  • Các tinh thể trong cơ quan ở tai bị vỡ ra, khiến cơ thể mất thăng bằng. 
  • Chất lỏng trong tai trong bị rò rỉ vào tai giữa.
  • Dây thần kinh kết nối hệ thống tiền đình với não bị tổn thương.
  • Tổn thương các vùng não chịu trách nhiệm cân bằng.

Tất cả các trường hợp trên đều có thể gây ra tình trạng chóng mặt.

II - Phải làm sao nếu bị chóng mặt khi nằm xuống

Khi tình trạng chóng mặt khi nằm xuống xảy ra nặng nề, thường xuyên và kéo dài, tốt hơn hết người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Khi đó, tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt khi nằm xuống, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Đặc biệt, vì nguyên nhân chính gây ra chóng mặt do thiếu máu lên não, thiếu máu lên hệ tiền đình gây rối loạn tiền đình. Nên một trong những cách khắc phục an toàn, hiệu quả và hạn chế tái phát nhất chính là dùng Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu đến hệ tiền đình, làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt. Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là có tác dụng khi thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm trôi nổi, vô thưởng vô phạt. Phải là sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới an toàn và hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội Tây y trong nhiều trường hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập trị liệu bệnh chóng mặt như:

  • Bài tập Epley Maneuver.
  • Bài tập Brandt-Daroff.

Để thấy được sự cải thiện nhiều nhất, người bệnh cần thực hành các bài tập ít nhất 2 lần mỗi ngày.

III - Những chú ý để hạn chế hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt

Để hạn chế tình trạng nằm xuống bị chóng mặt, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột, nhanh chóng
  • Vì sự an toàn của bản thân, tránh leo trèo, lái xe, vận hành máy móc hoặc các công việc tiềm ẩn nguy hiểm khác khi đang chóng mặt.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc và sinh hoạt điều độ
  • Tăng cường các hoạt động thể chất

Người bệnh cũng đừng nên quá lo lắng trong trường hợp bị chóng mặt trong một khoảng thời gian ngắn. Khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ tự hết, vì đây có thể chỉ là một biểu hiện lành tính của stress. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra với tần suất nhiều hơn và nặng hơn thì tốt nhất người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //