Chán ăn mất ngủ dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

01-12-2023 06:39:37

Chán ăn mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có nhiều vấn đề. Người bệnh có thể quan sát các biểu hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân và tìm cách khắc phục phù hợp. Những thông tin này sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết ở bài viết dưới đây.

I - Dấu hiệu nhận biết chứng chán ăn mất ngủ

Chứng chán ăn mất ngủ không có biểu hiện điển hình cụ thể nên nhiều người nhầm tưởng đó là trạng thái mệt mỏi, uể oải bình thường.

Tình trạng này diễn ra ở mọi độ tuổi, kể cả ở những người trẻ tuổi. Chúng ta cần theo dõi sát sao, lắng nghe cơ thể mình để kịp thời đưa ra phán đoán và điều trị phù hợp nhất. Việc mất ăn mất ngủ xảy ra dưới 2 trạng thái điển hình gồm:

1. Rối loạn giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những dấu hiệu về tình trạng rối loạn giấc ngủ biểu hiện cụ thể như sau:

  • Khó vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn hay gặp ác mộng, giấc ngủ không sâu.
  • Ngủ hay tỉnh giấc bất chợt mà không rõ nguyên nhân, một khi thức giấc rất khó ngủ lại.
  • Thời gian ngủ iacute;t, một ngày chỉ ngủ được khoảng 4 - 5 tiếng, thức dậy sớm và rất khó ngủ lại.
  • Sáng hôm sau thức giấc sẽ không cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng mà trái lại còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất tập trung trong công việc và cuộc sống.
  • Về lâu dài rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe giảm sút, hay bị đau đầu, suy giảm trí nhớ, thậm chí là trầm cảm, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, đường huyết.

2. Chán ăn, ăn uống kém

Chán ăn mất ngủ còn thể hiện thông qua việc quá trình sinh hoạt hằng ngày. Các dấu hiện của việc ăn uống kém cụ thể như sau:

  • Suy giảm vị giác, ăn uống không còn hấp dẫn như trước kia.
  • Ăn ít hơn trước, cảm giác thèm ăn không còn nhiều.
  • Hay có cảm giác nôn, buồn nôn trước và sau khi ăn xong hoặc vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa, dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, kèm theo tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.
  • Nhiều người chán ăn khiến thể lực suy giảm, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

II - Nguyên nhân gây chán ăn mất ngủ

Bên cạnh dấu hiệu cơ bản của chứng mất ăn mất ngủ, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân khởi phát bệnh. Đây là căn cứ quan trọng để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

1. Suy nhược cơ thể

Đây là hội chứng mệt mỏi mạn tính, kéo dài trên sáu tháng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Người suy nhược thường mệt mỏi lao lực, lúc nào cũng uể oải như thiếu sinh khí, chán ăn mất ngủ, da xanh xao, người gầy sút, tính khí thất thường hay cáu gắt, bực bội, lo âu.

Bên cạnh đó, người bị suy nhược kéo dài có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, khi mắc bệnh thường rất khó khỏi. Suy nhược cần được điều trị dứt điểm để lấy lại năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh, học tập và làm việc hiệu quả hơn.

2. Rối loạn tâm lý

Những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống khiến người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực. Việc này khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, người mệt nhoài, ăn uống kém và không ngon miệng.

Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể gây ra những cơn đau đầu mạn tính, suy nhược thần kinh hay nặng hơn là trầm cảm.

3. Thói quen sinh hoạt

Lối sống lành mạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, ăn uống của bạn. Khi xảy ra hiện tượng chán ăn mất ngủ do thói quen không tốt sau, bạn cần điều chỉnh ngay.

  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Làm việc quá sức, không dành ra thời gian nghỉ ngơi, hợp lý khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, quá tải.
  • Ăn uống nhậu nhẹt, tiệc tùng liên miên.
  • Thói quen uống bia rượu, hút thuốc, dùng nhiều chất kích thích.

4. Dấu hiệu của tuổi già

Tuổi tác cao đi kèm theo tình trạng lão hóa khiến các cơ quan trong cơ thể suy yếu dần. Các bộ phận hoạt động không trơn tru khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Ngoài ra, những căng thẳng tâm lý như cô đơn, con cái xa nhà, mất việc làm hay bị bệnh tật cũng là những yếu tố nguy cơ gây chán ăn mất ngủ. Đặc biệt tình trạng thiếu máu não, bệnh lý tiêu hóa, bệnh xương khớp sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, chuyện ăn uống.

5. Các tác nhân từ môi trường bên ngoài

Nơi sinh sống chật chội, ô nhiễm; thời tiết mưa nắng thất thường đều là những yếu tố bất lợi khiến cơ thể không thích ứng kịp thời gây khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi.

6. Một số bệnh lý khác

Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, bệnh về huyết áp… khiến thể trạng cơ thể dần suy yếu. Khi mắc một trong các bệnh lý trên, sức khỏe bị cạn kiệt dẫn đến cảm giác chán ăn, giấc ngủ kém.

III - Bị chán ăn mất ngủ là bệnh gì?

Mất ăn mất ngủ là tình trạng sức khỏe ai cũng đã tùng trải quả trong cuộc sống. Nhiều người nghỉ ngơi bồi dưỡng nhưng cơ thể không hồi phục như ban đầu.

Nếu chứng chán ăn, mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe. Trường hợp triệu chứng kéo dài liên tục, không thuyên giảm thì có thể bạn đã mắc các bệnh dưới đây:

1. Hội chứng suy nhược cơ thể

Chứng chán ăn mất ngủ diễn ra trong một thời gian trên 5 - 6 tháng, đi kèm với đó là một số các triệu chứng dưới đây thì rất có thể là do hội chứng suy nhược cơ thể.

  • Mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ.
  • Người uể oải, lười vận động.
  • Rối loạn cảm xúc.
  • Thiếu máu, xanh xao.
  • Dễ mắc bệnh, khó khỏi dứt điểm.

Theo y học cổ truyền, chứng suy nhược cơ thể là do âm dương trong cơ thể mất cân bằng, cơ quan nội tạng can, phế, thận, tỳ… bị tổn thương, suy yếu.

Còn theo y học hiện đại, suy nhược cơ thể là hội chứng rối loạn với nhiều biểu hiện phức tạp, rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vì vậy người bệnh thường chủ quan bỏ qua, chỉ đến khi sau một thời gian dài các triệu chứng biểu hiện rõ rệt thì khi ấy bệnh tình đã chuyển nặng, sức khỏe giảm sút rất khó phục hồi.

2. Mất ăn mất ngủ biểu hiện bệnh đường tiêu hóa

Khi chán ăn người ta nghĩ đến các bệnh lý đường tiêu hóa đầu tiên. Khi hệ tiêu hóa không tốt đều ảnh hưởng đến việc ăn uống kèm theo đó là chứng rối loạn giấc ngủ.

Một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp gây ra chứng chán ăn mất ngủ là:

  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: khiến người bệnh thường hay nôn và buồn nôn, người xanh xao chán ăn gầy sút đi. Những cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội cũng khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không trọn giấc.
  • Trào ngược dạ dày, thực quản: người bệnh khó chịu, mệt mỏi trước những cơn đau gây tức ngực, khó nuốt, buồn nôn, chán ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ.
  • Xuất huyết dạ dày: gây buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, khó ngủ.

3. Bệnh lý suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh xuất hiện khi não bộ hoạt động quá mức trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng xảy ra khi người bệnh trải qua sang chấn tâm lý kéo dài, bệnh nặng dần không được điều trị dứt điểm.

Khi bị suy nhược thần kinh người bệnh thường có dấu hiệu cụ thể như: chóng mặt, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, hoảng loạn tinh thần, lo lắng về nhiều thứ, ăn uống kém, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng.

Bệnh có tính chất mạn tính sẽ tiến triển nặng nếu không được điều trị hiệu quả.

4. Mất ngủ chán ăn sụt cân biểu hiện bệnh suy giáp

Khi bị bệnh suy giáp, tuyến giáp không đủ tạo ra các hormone cần thiết gây tác động xấu đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó người bệnh thấy chán ăn mất ngủ, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe như: suy giảm trí nhớ, làn da khô, xanh tái, thiếu sức sống; suy giảm trí nhớ, đau cơ và đau khớp.

5. Cao huyết áp

Cao huyết áp hình thành do áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hoặc tăng lên đột ngột. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe như: tai biến, suy tim, đột quỵ… nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt khi ở giai đoạn đầu, cao huyết áp khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ sau đó đau đầu, chán ăn, mệt mỏi.

6. Mất ăn mất ngủ dấu hiệu bệnh thận

Khi chức năng của thận bị suy giảm, người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay gặp ác mộng và không ngon giấc.

Bên cạnh đó khi chất thải tích tụ trong máu cao mà không được thải ra ngoài sẽ làm thay đổi mùi vị của thức ăn khiến người bệnh trở nên chán ăn, ăn uống không ngon miệng, cơ thể thiếu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó khi thận không được điều tiết đúng cách thì các cơ, dây thần kinh hoạt động không bình thường dẫn đến thiếu enzym gây triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ

Chán ăn mất ngủ đồng thời là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, tuy nhiên chúng diễn tiến âm thầm, từ từ. Nếu không tinh ý người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng mệt mỏi thông thường khác.

IV - Cách điều trị bệnh mất ăn mất ngủ hiệu quả

Chán ăn mất ngủ nếu không chữa trị triệt để lâu ngày sẽ khiến sức khỏe suy kiệt. Chính vì thế khi gặp tình trạng này tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt. Có các phương pháp chữa trị chính như sau.

1. Trị chán ăn mệt mỏi mất ngủ bằng dân gian

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Các nguyên liệu dễ kiếm tìm, cách thực hiện đơn giản các bạn có thể áp dụng ngay.

  • Hạt sen: Các món ăn từ tâm sen, hạt sen giúp bồi bổ cơ thể tốt, an thần dễ ngủ. Trong bữa ăn hằng ngày, người bệnh nên bổ sung các món như: chè sen, cháo sen, gà hầm hạt sen.
  • Lạc tiên: Canh lạc tiên, trà lạc tiên được coi là những bài thuốc quý trị mất ngủ, chán ăn rất tốt.
  • Đậu xanh: thơm ngon, bổ dưỡng, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao lại thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho người bị chán ăn mất ngủ. Mọi người nên ăn nhiều các món được chế biến từ đậu xanh: cháo đậu xanh, đậu xanh hầm thịt chim, cháo đậu xanh, chân giò hầm đậu xanh.
  • Cây xấu hổ: có công dụng giải nhiệt, xoa dịu căng thẳng tốt nên sẽ tốt cho người mất ăn mất ngủ. Người bệnh phơi khô thân cây, lá cây để hãm trà uống hằng ngày là cách tăng năng lượng hiệu quả.
  • Cây đinh lăng: tăng đề kháng, cải thiện hiệu quả triệu chứng rối loạn giấc ngủ, chán ăn, buồn nôn. Mọi người ăn sống lá cây hoặc phơi khô hãm trà uống thay nước lọc hằng ngày.
  • Cây xạ đen: thích hợp để bồi bổ cho người thể trạng suy nhược, lao lực, mất ngủ thường xuyên, Dùng xạ đen khô hãm trà uống đều đặn cải thiện tốt giấc ngủ, kích thích ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra xạ đen còn tốt cho người bị huyết áp, các bệnh về gan.

2. Điều trị bằng Tây y

Tây y chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng nên khi người bệnh đi thăm khám bác sĩ sẽ kê những thuốc giúp ăn uống ngon miệng, ngủ ngon giấc hơn.

  • Nhóm thuốc an thần, trấn tĩnh: điển hình Olanzapine, Mirtazapine, Benzodiazepines giúp thư giãn thần kinh rất dễ vào giấc ngủ, không thức giấc giữa chừng. Nhóm thuốc này thường gây nhờn thuốc nên người dùng phải thận trọng.
  • Thuốc bình thần: Thường là Zolpidem, Clonazepam, Bromazepam làm dịu đi sự lo lắng, căng thẳng, bồn chồn. Người hay bị stress, lo âu khi dùng sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Thuốc kháng Histamin: giúp giảm đi các triệu chứng của chứng bệnh mất ngủ, chán ăn, buồn nôn cùng một số bệnh ngoài da. Một số thuốc thuộc nhóm này là: Clorpheniramin và Dimedrol.

Ngoài ra khi bị chán ăn mất ngủ nhiều người dùng các loại thuốc bổ, vitamin và nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên khả năng hấp thu, dung nạp các chất không phù hợp nên hiệu quả không như mong đợi.

Thậm chí một số trường hợp người cao tuổi có thể bị tích lũy vitamin, vi chất gây sỏi thận, bệnh đường tiết niệu.

3. Trị chán ăn mất ngủ bằng Đông Y

Đông y quan niệm khi chức năng các tạng phủ bị rối loạn sẽ sinh ra chứng chán ăn, thần trí nhiễu loạn làm giấc ngủ suy giảm.

Điều trị theo Đông y chú trọng loại bỏ gốc bệnh, tái lập cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết, dưỡng âm, an thần đồng thời kết hợp bồi bổ thể trạng giúp ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn, hạn chế bệnh tái phát.

Đông y có một số bài thuốc cải thiện chứng mệt mỏi chán ăn mất ngủ từ các thành phần thảo dược gồm: đảng sâm, đương quy, thiên môn, mạch môn, mật ong, phục linh, hoàng kỳ, gừng tươi, kiết cánh…

Người bệnh sắc thuốc uống, đều đặn duy trì ngày từ 1 - 2 lần giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng tạng phủ.

Trong trường hợp chứng mất ăn mất ngủ kéo dài do hội chứng suy nhược cơ thể thì trị theo Ngự Y Mật Phương giúp mang lại hiệu quả khác biệt vượt trội.

Ngự Y Mật Phương điều trị bệnh chú trọng đến cả "gốc và ngọn". Gốc ý chỉ căn nguyên gây bệnh còn ngọn ý muốn chỉ triệu chứng tức thời.

Viên suy nhược Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 giúp phục hồi thể lực, cải thiện hiệu quả chứng chán ăn mất ngủ, tăng cường đề kháng mạnh mẽ. Đồng thời với cơ chế tác động thẳng vào căn nguyên gây bệnh, thay đổi cơ địa người bệnh trở về trạng thái bình thường, khỏe mạnh; nâng cao thể trạng hạn chế bệnh tái phát.

Những người thể trạng yếu thường xuyên chán ăn mất ngủ; mệt mỏi mới ốm dậy; áp lực căng thẳng trong cuộc sống có thể sử dụng hằng ngày để bồi bổ, nâng cao sức khỏe.

V - Biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ chán ăn

Chán ăn mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lâu dần sức khỏe suy kiệt, tâm trạng bực bội, cáu kỉnh. Bạn có thể áp dụng một số thói quen tốt dưới đây để ăn ngon, ngủ sâu giấc cải thiện sức khỏe.

  • Duy trì lịch giờ giấc thức dậy và đi ngủ đều đặn, kể cả những ngày cuối tuần, nghỉ lễ. Chẳng hạn như đi ngủ vào lúc 23h và thức dậy lúc 6h.
  • Ban ngày học tập, làm việc, vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp tối đến có giấc ngủ ngon. Các chuyên gia khuyên đối với những người bị mất ngủ kinh niên nên tập luyện đều đặn các bài tập yêu thích từ 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày.
  • Hạn chế giấc ngủ trưa quá dài, uống nhiều rượu, đồ uống kích thích, cafein vào buổi tối. Đồng thời tránh ăn uống quá no trước khi đi ngủ.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đa dạng dinh dưỡng và quan trọng là không bỏ bữa sáng.
  • Tạo thói quen giúp tâm trạng thư giãn, thoải mái giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn. Ví dụ như tắm nước ấm, đọc sách nghe nhạc, ngồi thiền, dùng tinh dầu, hạn chế dùng thiết bị điện tử, tạo không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ…

Chán ăn mất ngủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Người bệnh cần kịp thời phát hiện, tìm rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu tình trạng kéo dàu nên thăm khám sớm để được các chuyên gia cho lời khuyên điều trị bệnh hiệu quả hơn.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //