Chăm con 0-12 tháng tuổi, mẹ nào cũng phải rõ những điều này để trẻ luôn thông minh, khỏe mạnh
Trong 12 tháng đầu đời của trẻ, mẹ cần đặc biệt chú ý những điều sau để trẻ có thể phát triển khỏe mạng và thông minh.
Tháng thứ 1
Trẻ mới được sinh ra, cơ thể còn vô cùng yếu ớt, việc bế ẵm trẻ cần hết sức cẩn trọng. Khi đặt trẻ ngủ, mẹ không nên để con nằm gối đầu, gối đầu dễ khiến con bị vẹo cổ và khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn.
Khi cho trẻ bú, mẹ cũng nên thay đổi tư thế để trẻ bú hai bên, một là tốt cho việc sản xuất sữa ở mẹ, hai là tránh cho đầu con bị biến dạng.
Không nên dùng phương pháp đung đưa để dỗ bé ngủ. Điều này có ảnh hưởng tới sự phát triển não của trẻ, giảm trí lực. Việc dỗ trẻ bằng cách đung đưa cũng cần có quy luật, biên độ phải cực nhỏ và không bao giờ được quá 10 phút.
Đây là thời gian con bạn cần phải được tiêm phòng vắc xin. Hãy đánh dấu ngày này trong lịch hoặc nhật kí của bạn khi con bạn bước qua tháng thứ hai.
Tháng thứ ba
Lúc này, trẻ đã có thể lẫy hoặc xoay lung tung, chính vì thế, mẹ không để trẻ ở điều kiện không có người lớn bên cạnh, tránh trường hợp trẻ đột nhiên bị ngã do di chuyển tới mép giường mà không có ai để ý tới.
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có tổng thời gian ngủ là khoảng 15 giờ/ngày, bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa, và ba giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, buổi chiều, đầu giờ tối.
Tháng thứ 4
Không nên để trẻ tập trung xem ti vi quá 3 phút, bức xạ từ ti vi sẽ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Nếu trẻ khóc, cũng đừng dùng tivi dỗ trẻ, không bế con ngay khi con khóc. Tùy trường hợp, nên để con quen với việc khóc không ai dỗ dành, bé sẽ tự nín.
Tháng thứ 5
Một số mẹ bắt đầu cho con chấm mút, ăn dặm từ tháng thứ năm trở đi. Tuy nhiên mẹ cần ghi nhớ, không cho trẻ ăn thực phẩm có quá nhiều tinh bột, dễ khiến trẻ đầy bụng khó tiêu, huyết áp tăng cao.
Một loại âm thanh đáng yêu khác của bé ở giai đoạn này chính là tiếng cười đầu tiên của bé – thứ quý giá mà bố mẹ nào cũng muốn được nghe thật nhiều lần. Để được như vậy, tốt nhất bạn hãy dành thời gian để cùng con đùa giỡn và nếu con nghĩ bạn hoặc bé vừa làm một điều gì đó buồn cười, hãy cười với bé.
Tháng thứ 6
Đây là thời gian mà bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm. Một số bé thích thú khi được lấy tay bốc thức ăn cho vào miệng. Có thể dùng các loại thực phẩm và rau xanh được hấp hay luộc mềm, thái nhỏ cho con bốc ăn. Lưu ý cho con ăn từng ít một giúp tránh hóc, nghẹn.
Đến tháng thứ 6, những chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc các mẹ chú ý vệ sinh rắng miệng cho con cẩn thận. Mẹ có thể lấy nước muối loãng lau răng và lợi cho con hàng ngày, trước khi con đi ngủ và sau khi ngủ dậy hay sau bữa ăn.
Tháng thứ 7
Ở tháng thứ 7 bé yêu lúc này đã có khả năng cảm nhận được mọi việc xung quanh cuộc sống. Thông thường đến tháng thứ 7 trẻ đã có khả năng lẫy, bò. Bé linh hoạt hơn trước rất nhiều, bé có thể nằm sấp vui chơi, xoay người để nhìn một cái gì đó và nâng người, với tay để chộp đồ chơi…
Bố mẹ có thể tham khảo chế độ ăn dặm, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho việc ăn dặm của bé nhưng tất nhiên nên cân đối để hợp với thể trạng bé nhà mình và điều kiện của gia đình.
Tháng thứ 8
Bé không được uống nước đá để bảo vệ cổ họng, tất cả các loại nước ngọt, nước đường cũng không được cho bé “chấm mồm chấm miệng”.
Về mặt tâm lý, trẻ đã biết sợ nhiều hơn nên đừng bao giờ dọa bé về chuyện “cảnh sát bắt”, “ông ba bị”, “bà đồng nát” và chuyện ma, điều này dễ gây cho bé những định kiến không tốt về người được chỉ ra hoặc ám ảnh chuyện ma quỷ từ nhỏ, sợ đêm đen.
Tháng thứ 9
Không cho trẻ ăn những thứ dễ đầy bụng như bỏng ngô, quẩy, các loại thực phẩm nhiều đường và muối, điều này dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và trí não của trẻ.
Nếu thấy trẻ chưa có dấu hiệu, mẹ cũng không nhất thiết phải cho trẻ tập đi sớm, điều này dễ khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Trẻ có thể bò, trèo tốt rồi mới tập đi cũng không sao cả.
Tháng thứ 10
Nhất định không cho trẻ ăn đồ ăn vặt, đặc biệt là kẹo ngọt và bim bim. Phải tạo cho trẻ quy định về việc ăn uống, ăn đúng giờ và không chạy nhảy lung tung.
Khi bé được 10 tháng tuổi, em bé của bạn đã bắt đầu hiểu được những từ và cụm từ đơn giản, vì vậy quan trọng hơn tại thời điểm này là thường xuyên nói chuyện với bé. Định hướng cho bé với những mẫu câu đúng bằng cách lặp lại cho bé những từ bé nói với ngôn ngữ của người lớn.
Tháng 11
Lúc này, mẹ phải cố gắng tạo điều kiện để con suy nghĩ độc lập, nâng cao trí óc bằng cách chơi các trò chơi thông minh. Đồng thời, lúc này mẹ đã nên dạy trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ, dọn dẹp sau khi chơi.
Khi bé đến tháng thứ 11 thì các mẹ hãy tiếp tục cho con dùng những thực phẩm mới mà bé chưa được ăn với lượng nhỏ, và mỗi lần chỉ nên thử một loại thức ăn. Tháng này bé vẫn tiếp tục ăn 3 bữa chính với thức ăn thô dần lên.
Tháng 12
Khi trẻ đã có thể tự tin đi một mình, trẻ bị ngã, mẹ hãy động viên trẻ tự đứng dậy và đi tiếp, tạo cho trẻ thói quen độc lập. Lúc này, trẻ cũng đã có thể lật trang sách, nhận biết nhiều sự vật, sự việc.
Khi trẻ cần nói một điều gì đó, hãy giúp trẻ mô tả, nói ra từ đó và chỉ dẫn cho trẻ có thể tự lấy những thứ đơn giản trong tầm với.
Top 12 thực phẩm giúp con tăng chiều cao nhanh chóng.