Cao gắm: Bí kíp chữa bệnh xương khớp, gout của người Tày

29-12-2023 06:57:03

Bạn đã từng nghe thấy “cây gắm” bao giờ chưa? Đối với người Tày, cao gắm là một loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ giảm đau, sưng tấy trong bệnh xương khớp tương đối hiệu quả. Vậy cùng bài viết sau tìm hiểu về loài cây này, cũng như cách sử dụng để cải thiện bệnh nhé!

I - Cao gắm là gì?

Cao gắm được nấu cô đặc thành cao từ cây dây gắm (tên khác: Vương tôn, Dây sót, dây mấu, Khau mác muối), giống cây rất phổ biến đối với dân tộc Tày và người dân vùng Tây Bắc. Bạn có thể nhận biết loài cây này như sau:

  • Thân cây gắm cao từ 10 - 12 mét, leo lên những thân khác cứng cáp hơn để phát triển, phần thân sần sùi, có hiện rõ các đốt phình to.
  • Lá cây có hình trái xoan, thuôn dài, các lá mọc đối xứng nhau và phần mặt lá tương đối nhẵn, mịn.
  • Hoa mọc giống như chiếc nón, từ tháng 6 đến tháng 10 hoa bắt đầu rụng, từ tháng 10 đến tháng 12 cây bắt đầu ra quả, và quả chín sẽ có màu vàng như nhiều loại quả khác.
Cây gắm có rất nhiều loại, ví dụ gắm đỏ, gắm vàng, gắm đen, gắm xanh và trong đó gắm vàng là loại cho tác dụng chữa bệnh gout và xương khớp tốt nhất. Vì thế cây gắm vàng cũng đang được rất nhiều công ty dược liệu ở nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan ưa chuộng.

II - Cao gắm có tác dụng gì?

Cây gắm từ lâu đã được người xưa sử dụng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là cơn đau do gout. Sau này khi khoa học phát triển người ta đã nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của cây dây gắm trong việc điều trị bệnh. Cao gắm chính là một dạng sản phẩm kết tinh để phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người, trước đây chỉ được người dân tộc sử dụng nội bộ hoặc làm quà biếu, sau này đã được thương mại hóa và quảng bá nhiều hơn.

Theo các bác sĩ y học cổ truyền, cao gắm mang tới một số tác dụng điều trị bệnh như sau:

1. Chữa bệnh Gout

Nghiên cứu khoa học cho thấy cây dây gắm chứa rất nhiều hoạt chất resveratrol, đây là hoạt chất có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau nên sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức, sưng nóng ở các khớp. Đặc biệt, cao gắm sẽ giúp bên trong cơ thể trở nên có tính kiềm cao hơn, giúp hỗ trợ làm cho tinh thể muối urat chuyển về dạng lỏng và đào thải tự nhiên qua đường niệu đạo, do đó cơ thể sẽ đào thải axit uric một cách tốt và tự nhiên nhất, giảm cơn đau từ gout rất hiệu quả.

2. Điều trị bệnh xương khớp

Dược tính chính của cao gắm là giúp giảm viêm, giảm đau tốt. Chính vì vậy, bên cạnh giúp cải thiện tình trạng bệnh gout thì cao gắm còn có thể tăng cường chuyển hóa, đào thải tốt. Điều này sẽ vừa tốt cho người bệnh gout, vừa cải thiện triệu chứng sưng, đau ở các khớp khác.

3. Bồi bổ gan thận

Bên cạnh việc giảm đau xương khớp, thì cao gắm còn được dùng để bồi bổ chức năng gan, thận, vì có thể tăng cường khả năng đào thải của 2 bộ phận này. Và một khi chức năng của gan và thận được hoạt động ổn định, thì đồng nghĩa quá trình đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp hạ thấp hàm lượng axit uric trong cơ thể.

4. Trị rắn cắn

Trong trường hợp bị rắn cắn, thông thường, cách tốt nhất để có thể ngăn cản nọc độc của rắn lan rộng ra các khu vực khác là chúng ta phải hạn chế cử động. Ngoài ra, lúc này, hãy nhai nát lá gắm, rồi sau đó lấy bã đắp vào vị trí bị cắn và tiếp theo đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

III - Hướng dẫn cách dùng cao gắm chữa bệnh xương khớp, gout

Cao gắm là một dạng đông đặc và thường được sử dụng để pha nước để uống hằng ngày, hoặc ngâm rượu. Dưới đây là những cách sử dụng cao gắm để trị chứng đau xương khớp và bệnh gout phổ biến nhất:

1. Uống trực tiếp cao gắm

Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5g cao gắm, khoảng 350ml nước lọc.
  • Cho cao gắm vào 350ml nước đun sôi để phần cao được tan ra và hòa tan đều vào nước.
  • Chỉ với 2 bước đơn giản, bạn đã có thể uống trực tiếp cao gắm.
  • Ngày dùng từ 10 - 15 gam cao gắm, nên uống khi nước còn ấm và sau mỗi bữa ăn.

2. Uống rượu ngâm cao gắm

Người bệnh cần chuẩn bị 100g cao gắm để ngâm rượu và thao tác theo các bước sau:

  • Cao gắm lấy ra cắt thành nhiều lát mỏng, cho vào bình thủy tinh cùng với khoảng 2 lít rượu trắng.
  • Sau đó đậy nắp, ngâm từ 1 - 2 ngày là cao gắm tan hết trong rượu.
  • Sau mỗi bữa ăn người bị đau nhức xương khớp có thể lấy khoảng 1 ly nhỏ để uống, giúp hỗ trợ cơn đau hiệu quả.

IV - Mua cao gắm ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, để mua được sản phẩm đảm bảo an toàn thì cao gắm có bán tại các nhà thuốc, các cửa hàng thực phẩm chức năng hoặc một vài cửa hàng trực tuyến.

Cao gắm có nhiều loại và nhiều nơi sản xuất khác nhau, do đó khó có thể biết được chính xác giá chính xác của cao gắm. Tuy nhiên, khảo sát giá trên thị trường, trung bình cao gắm theo miếng bản to chưa qua chế biến thì có giá khoảng 50.000VNĐ, còn cao gắm đã được bào chế thành dạng viên thì giá giao động từ 150.000 - 300.000VNĐ.

 

 

V - Những lưu ý khi sử dụng cao gắm chữa xương khớp, gout

Sử dụng cao gắm để chữa xương khớp và bệnh gout khá hiệu quả, tuy nhiên để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có, thì người bệnh cần chú ý tới các vấn đề sau:

  • Tham khảo và nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia.
  • Trong quá trình điều trị xương khớp bằng cao gắm, người dùng phải có tính kiên trì.
  • Không vì thấy hiệu quả mà lạm dụng, đặc biệt là dùng nhiều để ngâm rượu vì hiệu quả của cao gắm mang lại chỉ khi dùng đúng liều lượng của nó.
  • Không tiếp tục dùng cao gắm khi cảm thấy cơ thể xảy ra điều bất thường.
  • Kết hợp với thời gian dùng cao gắm, tốt nhất người bị bệnh xương khớp cần chú ý tới chế độ ăn uống khoa học.
  • Khám sức khỏe định kỳ, để thấy được tình trạng có cải thiện không, hay có dấu hiệu nặng hơn, nếu nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.

Cần lưu ý rằng, tùy từng sản phẩm mà hàm lượng dược tính có thể sẽ khác nhau, chưa kể thông qua quá trình nấu cao thì lợi ích của dược tính có thể bị suy giảm, không còn giữ được 100% hiệu quả ban đầu như dây gắm tươi, thậm chí có thể sẽ lẫn nhiều tạp chất. Vì thế bạn cần lựa chọn sản phẩm thật kỹ và nên tìm nơi cung cấp uy tín.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết đến cao gắm và biết cách sử dụng cao gắm sao cho đúng để có thể cải thiện cơn đau nhức, sưng tấy do bệnh xương khớp và bệnh gout gây ra.

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //