Cảnh báo những nguyên nhân nguy hiểm gây đau đầu vùng trán
Uống thuốc giảm đau không giải quyết được cơn đau đầu vùng trán, ngược lại còn khiến bệnh thêm tăng nặng. Bị đau đầu vùng trán cần xác định chính xác nguyên nhân để điều trị.
Đau đầu vùng trán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống
Thế nào là đau đầu vùng trán?
Đau đầu vùng trán là cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng trán, có thể chạy từ giữa ấn đường đến một hoặc hai bên của thái dương. Cơn đau có thể sẽ tác động đến cả các vị trí khác như vùng mắt, mũi. Do đó khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, giảm thị lực, dẫn đến tình trạng chóng mặt và buồn nôn.
Nguyên nhân gây đau đầu ở vùng trán
Đừng thờ ơ với tình trạng đau đầu vùng trán, bởi đây có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh như:
Thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu vùng trán.
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxy để nuôi dưỡng tế bào, từ đó dẫn đến các triệu chứng như đau nhức đầu, nhất là vùng trán, khó ngủ, mất ngủ, hay quên và khó tập trung.
Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân chính gây đau đầu vùng trán
Viêm xoang trán
Khi bị viêm xoang trán, các mô xoang ở vùng trán bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này khiến cho quá trình hô hấp, thông lưu dịch ngày càng bị ứ trệ, tắc nghẽn gây tăng áp lực lên vùng trán, hốc mắt và thái dương. Từ đó gây ra các cơn đau ở vùng trán.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như đau nhức mũi, ho, chảy nước mũi, hơi thở có mùi hôi, giảm khứu giác, cơ thể mệt mỏi.
Rối loạn tiền đình
Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp chủ yếu ở người trung niên và người cao tuổi. Những biểu hiện điển hình của bệnh là đau nhức đầu vùng trán, kèm theo chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn khan khi thay đổi tư thế đột ngột.
Bệnh mạch máu não
Đây là tình trạng các động mạch ở trong não bị tổn thương do huyết áp cao hay bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc trong thời gian dài. Mạch máu não bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của bộ não và gây ra nhiều triệu chứng khác như ù tai, rối loạn cảm giác, đau đầu, suy giảm tĩnh mạch chi dưới.
U não
Các tế bào não bị kích thích và tăng sinh bất thường, từ đó có thể dẫn đến các khối u lành tính hay ung thư. Khối u này tạo ra sự chèn ép lên mạch máu não và gây ra các triệu chứng như: đau đầu vùng trán, buồn nôn, chóng mặt, giảm thị lực.
Do căng thẳng, stress
Trường hợp người bệnh thường xuyên gặp phải những căng thẳng stress, trầm cảm trong thời gian kéo dài có thể khiến hệ thần kinh bị chèn ép, gây ra những cơn đau đầu ở vùng trán và hốc mắt. Nếu do nguyên nhân này, người bệnh có thể sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, hay quên, mất ngủ, thiếu tập trung. Đặc biệt cơn đau sẽ có xu hướng gia tăng khi có cảm xúc mạnh.
Mặc dù tình trạng đau đầu vùng trán do tác động tâm lý không gây ra các biến chứng nặng nề nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ tác động không nhỏ tới tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Căng thẳng, stress cũng gây đau đầu vùng trán
Phương pháp điều trị đau đầu vùng trán
Phương pháp điều trị cơn đau đầu vùng trán phụ thuộc chính vào nguyên nhân gây bệnh. Điều trị bệnh lý nguyên nhân thì cơn đau đầu vùng trán sẽ giảm hẳn hoặc không còn.
Với các nguyên nhân như viêm xoang, bệnh mạch máu não hay u não, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị phù hợp.
Với những nguyên nhân như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hay căng thẳng, stress, người bệnh có thể áp dụng ngay một số biện pháp như sau:
1. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp
Người bệnh cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng, stress và ức chế thần kinh. Nên tạo lập thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày để rèn luyện thể lực và giải tỏa căng thẳng.
2. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Cùng với lịch sinh hoạt điều độ, người bệnh cũng nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường lưu thông máu não.
3. Giảm đau bằng mẹo dân gian
Khi bị đau đầu trước trán do nghẹt mũi, đau tức vùng mũi xoang, bạn có thể áp dụng một số mẹo để giảm đau nhanh chóng như: chườm khăn ấm, xông mũi, vệ sinh mũi bằng dung dịch rửa mũi và xoa bóp vùng mũi, thái dương, trán.
4. Châm cứu, bấm huyệt
Khi tác động tới một số huyệt đạo trên cơ thể sẽ có tác dụng làm giảm hiện tượng đau vùng trán rất tốt, giúp tuần hoàn máu, kích thích chức năng tự phục hồi của cơ thể.
Một số huyệt phổ biến thường được tác động trong quá trình điều trị đau đầu vùng trán có thể kể đến như: huyệt Hợp Cốc, huyệt Toàn Trúc, huyệt Thiên Trụ, huyệt Ấn Đường, huyệt Kiên Tỉnh.
Bấm huyệt chữa đau đầu vùng trán hiệu quả
4. Dùng thuốc Tây
Khi tình trạng đau đầu quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để giảm đau nhanh như Paracetamol, Ibuprofen… Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều được khuyến cáo và cần hiểu rằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được nguyên nhân gây bệnh.
5. Sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y
Nguyên nhân chính gây đau đầu vùng trán là do thiểu năng tuần hoàn não. Vì thế, dùng bài thuốc hoạt huyết Đông y giúp tăng cường tuần hoàn máu sẽ có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các bài thuốc Đông y như trong sách thì khó đem lại hiệu quả vượt trội. Dù hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền hiệu quả kỳ diệu như bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết của lương y ở Tây Nguyên là một ví dụ.
Hiện nay, bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết này đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại sản xuất thành thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ…) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau đầu vùng trán có thể tham khảo sử dụng.
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT Liều dùng, cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng. Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |