Cảnh báo những bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
Liên tiếp vài ngày qua, thời tiết miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh. Tiết trời nồm có độ ẩm cao nhiều khi lên tới mức bão hòa cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh đặc biệt là những bệnh lý hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là trẻ em.
Hô hấp - bệnh lý hàng đầu
Thời điểm hiện tại đang trong giai đoạn chuyển mùa đông xuân, tại các cơ sở y tế y khoa có rất nhiều trẻ em đến khám bệnh. Thời tiết khô, gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, mưa phùn, làm cho trẻ thích nghi không kịp, dẫn đến các bệnh lý cấp tính đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi...
Ảnh minh họa
Cha mẹ thường chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị. Tuy nhiên, diễn tiến viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi con bị khó thở, thở rít đưa đến viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.
Do đó, khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng. Trời lạnh nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm vừa, không nên mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi gặp lạnh càng dễ viêm phổi hơn.
Bệnh về da
Trời nồm ẩm dễ phát sinh các bệnh về da như phát ban, viêm da, dị ứng. Vì thế, trong những ngày thời tiết khó chịu như hiện nay, cha mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân và tuyệt đối không mặc quần áo khi còn ẩm cho con.
Ảnh minh họa
Bệnh tiêu chảy
Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan. Bên cạnh các bệnh hô hấp thì tiêu chảy cũng là một bệnh dễ mắc trong mùa lạnh.
Nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy là do người bệnh ăn uống mất vệ sinh, không khoa học cộng thêm ô nhiễm từ môi trường khiến bệnh tiêu chảy dễ phát sinh. Nguy hiểm nhất là những trường hợp bệnh nhân khi bị tiêu chảy không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn tới tình trạng mất nước, nặng có thể sẽ tử vong.
Bệnh cúm
Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến, không chỉ với trẻ em, người già mà cả người trưởng thành cũng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi. Khi bị cảm cúm, đa số mọi người thường bỏ mặc hoặc tự điều trị bằng thuốc, thậm chí có người còn sử dụng cả kháng sinh để bệnh nhanh khỏi.
Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, có khi còn để lại hậu quả nhờn kháng sinh trong điều trị bệnh sau này. Bệm cúm theo mùa có khả năng lây lan thành dịch, nhất là một số chủng cúm A như H5N1, H1N1... rất phổ biến.
Ảnh minh họa
Bệnh sởi
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, dễ lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Tuy lành tính nhưng nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm phế quản, thậm chí có trường hợp tử vong. Dịch sởi thường bùng phát vào những ngày thời tiết ẩm ướt.
Ảnh minh họa
Thủy đậu
Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster với sự xuất hiện của các nốt nhỏ, tròn, mọc khắp cơ thể. Người mắc thủy đậu có cảm giác ngứa ngáy bởi các mụn nước. Thời tiết ẩm ướt chính là điều kiện tốt cho nguồn bệnh phát triển và lây lan.
Khi trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi ban hồng và sau đó chuyển dần thành bọng nước, xuất hiện ở cơ thể, đầu, mặt, tay, chân, miệng và cơ quan sinh dục,… Khi trẻ bị thủy đậu, các bậc cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế khám để có chỉ định điều trị phù hợp.
Sốt virus
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt virus nhất. Căn bệnh này rất dễ lây lan và có thể tạo thành dịch. Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị sốt virus, trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm hay chiều, kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, hoặc có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ...
Ảnh minh họa
Khi trẻ bị sốt virus, uống kháng sinh không có hiệu quả. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây ra như đi ngoài, sức khỏe yếu khiến sốt kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là người lớn cần dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol...) cho trẻ.
Bệnh tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là do nhóm virus đường ruột như: Virus Rota, các loại vi khuẩn, vi nấm hay kí sinh trùng. Bệnh có tính lây nhiễm cao và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và có thể dẫn tới tử vong.