Cảnh báo nguy cơ ung thư với những hóa chất có ngay trong nhà bạn, mỗi ngày dùng ít nhất 1 lần
Có những hóa chất chúng ta vẫn tiếp xúc thường ngày nhưng không biết rằng chúng chính là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người bởi đây là căn bệnh chưa có thuốc chữa. 1/10 người Mỹ bị chẩn đoán mắc ung thư và 2 trong 10 bệnh nhân ung thư sẽ tử vong vì căn bệnh này. Đã có rất nhiều bằng chứng chứng minh những hóa chất mà chúng ta sử dụng hàng ngày chính là nguyên nhân gây bệnh.
Những vật dụng hàng ngày nhưng ẩn chứa hóa chất gây ung thư. Ảnh minh họa
Toluene
Đây là hóa chất được dùng trong việc sơn móng tay và tẩy rửa. Toluene ảnh hưởng tới thần kinh, gây kích ứng tạo cảm giác buồn nôn và khó thở.
Theo các nghiên cứu dịch tễ học và thử nghiệm trên động vật cho thấy hóa chất này có không tốt cho hệ thống miễn dịch, đồng thời chúng cũng là "thủ phạm" gây ra một số loại bệnh ung thư nhất đinh.
PFCs Per hoặc polyfluorochemicals
Loại hóa chất này "ẩn nấp" trong các vật dụng thường ngày như: áo mưa, chảo chống dính, thảm, đồ nội thất. Theo thí nghiệm trên động vật thì hóa chất PFCs làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang và ung thư thận.
Vì thế, bạn nên hạn chế dùng các sản phẩm chống dính, chống nước... đặc biệt là những vật dụng cá nhân có ghi "PTFE" hoặc "fluoro" trong thành phần.
Chì là hóa chất gây ung thư
Chì là loại hóa chất duy nhất có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể. Mặc dù bị cấm, nhưng chì có thể vẫn có trong nhiều loại mỹ phẩm thường dùng như: son, kem, phấn... hoặc trong những loại đồ chơi trẻ em hay nguồn nước ở vùng bị nhiễm độc.
Chì là hóa chất gây ung thư nguy hiểm thường có trong các loại son môi. Ảnh minh họa
Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận khi cạo sơn cũ và nên dùng bộ lọc nước trong vùng nghi ngờ.
Nonylphenol
Nonylphenol thường có trong các sản phẩm như bột giặt, nước rửa bát, các loại sơn, nhựa và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Theo một vài nghiên cứu thì Nonylphenol kích thích sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng gây nên tình trạng di căn. Đồng thời, tiếp xúc với chất này trong thời gian dài còn gây bệnh ung thư vú. Vì thế, tốt nhất bạn không nên mua sản phẩm có chứa phenols.
Asen
Theo một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm do Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành tổ chức thì hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen khiến chức năng hệ thống hồi phục cơ thể bị suy giảm. Bởi thế, nếu tiếp xúc asen trong thời gian dài sẽ bị ung thư do khi bị thương các tế bào sẽ không thể khôi phục như ban đầu.
Phthalates - Nguyên nhân gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài
Đây là loại hóa chất thường được dùng trong sản phẩm nhựa mềm hay hương liệu nhân tạp. Nó gây giảm testosterone cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì sớm ở bé gái và sự bất thường về sinh sản ở bé trai. Nó cũng có thể gây ung thư vú tiền mãn kinh.
Phthalates có trong hương liệu nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư. Ảnh minh họa
Những người phụ nữ làm việc trong ngành ô tô và đóng hộp đều có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn thông thường do cả hai đều dùng phthalates trong sản xuất. Với bé gái, khi tiếp xúc với hóa chất này khiến bộ ngực phát triển sớm. Vì chất này thường không được ghi trong thành phần, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tẩy rửa ít mùi, tránh dùng đồ nhựa trong lò vi sóng, và tìm các sản phẩm có ghi "phthalate free.
Formol, hàn the
Đây là hợp chất hữu cơ rất độc nhưng lại bị lạm dụng trong chế biến các loại thực phẩm thông dụng như bánh phở, hủ tiếu, bún,… để giữ tạo độ dai và lâu thiu. Các chất này làm biến dị các nhiễm sắc thể, có thể gây một số bệnh ung thư như ung thư xoang mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa. Bên cạn đó, hàn the khi đưa vào cơ thể, khoảng 20% sẽ tích tụ vĩnh viễn và gây tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một tác nhân gây nhiều bệnh ung thư.
Thủy ngân
Thủy ngân là một trong những chất độc hại nhất với con người. Nó là một chất độc thần kinh mạnh và được gây rất nhiều vấn đề hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Một trong các nguồn thủy ngân lớn nhất là bạc kim loại hàn răng, có 50% là thủy ngân. Thủy ngân cũng có trong hơn một nửa sirô ngô, một vài loại hải sản.