Cái nắm tay thật chặt của cặp vợ chồng già sống với nhau tới "bách niên giai lão" gây xúc động mạnh

21-02-2018 17:53:41

Tám mươi năm sát cánh bên nhau trải qua đủ mọi thăng trầm của cuộc đời, từ chiến tranh cho tới nạn đói, giờ đây khi tuổi đời đã dài hơn 1 thế kỷ, cặp vợ chồng già người Trung Quốc vẫn nắm chặt tay nhau không rời.

Nhìn cặp vợ chồng già hơn trăm tuổi vẫn quấn quít bên nhau thật đúng như câu nói "bách niên giai lão", "sống với nhau tới đầu bạc răng long" mà ai cũng thấy ấm lòng thay.

Cái nắm tay thật chặt và đầy cảm xúc cụ ông Xu Liangquan (100 tuổi) dành cho cụ bà Shao Xiuying (101 tuổi) như một lời cảm ơn sâu sắc đối với vợ sau 80 năm hai sát cánh bên nhau trải qua biết bao thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống.

Duyên phận đã cho hai cụ đến với nhau và trở thành vợ chồng vào mùa đông năm 1937. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều biến cố xảy ra như chiến tranh, nạn đói... nhưng hai người họ vẫn ở cạnh bên, động viên nhau cùng vượt qua tất cả.


Cái nắm tay thật chặt của cặp vợ chồng già khiến ai nấy đều xúc động.



Đôi vợ chồng già đã kỉ niệm "đám cưới gỗ sồi" của mình hôm 16/1 vừa qua tại nhà riêng ở thành phố Rugao, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Theo tờ People's Daily Online, đôi vợ chồng già đã kỉ niệm "đám cưới gỗ sồi" của mình hôm 16/1 vừa qua tại nhà riêng ở thành phố Rugao, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Khoảnh khắc hai cụ đan tay nhau nhận huy chương và quà mừng trong buổi lễ kỉ niệm quả thực khiến cho ai nấy đều xúc động.

Hai cụ có với nhau 4 người con, 2 trai và 2 gái. Giờ đây, khi con cái đã trưởng thành, hai cụ vẫn khỏe mạnh an hưởng tuổi già bên nhau. Họ cùng nhau ăn sáng, đọc báo và chơi bài với hàng xóm. Nghe có vẻ rất bình thường như bao cặp vợ chồng già khác nhưng lại không hề thường tình chút nào. Sống đến cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn minh mẫn nên hai cụ được làng xóm vô cùng kính trọng.



Bà Shao dành hết tâm sức của mình để chăm lo cho chồng, cho con.


Sống đến cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn minh mẫn nên hai cụ được làng xóm vô cùng kính trọng.

Theo chính quyền địa phương, cụ Xu sinh tháng 11/1917 trong một gia đình có 5 anh em. Ông và anh trai được gửi đi học trường Tây và sau đó theo học trường cao đẳng sư phạm ở địa phương.

Năm 1937, cụ Xu lúc đó còn là chàng trai 20 tuổi đã dành tuổi thanh xuân của mình để chống lại quân Nhật. Dưới danh nghĩa giáo viên tiểu học, ông đã giúp thu thập thông tin tình báo từ phía quân Nhật.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1949, cụ Xu công tác ở vị trí cán bộ văn hóa và quản lý một trường trung học cơ sở. Năm 1979, cụ chính thức nghỉ hưu ở tuổi 68.

Cụ bà Shao sinh tháng 3/1916 trong một gia đình có 3 chị em gái, được giáo dục bài bản và còn biết viết thư pháp.

Tháng 12/1937, hai cụ kết hôn qua sự mai mối của bạn bè. Những năm đầu của cuộc hôn nhân, bà Shao phải xa chồng và trong những năm tháng còn lại bà dành hết tâm sức của mình để chăm lo cho chồng, cho con.



Hai cụ đã sống qua những ngày loạn lạc của Thế chiến II trong những năm 1940, nạn đói năm 1950.

Cùng với nhau, họ đã sống qua những ngày loạn lạc của Thế chiến II trong những năm 1940, nạn đói năm 1950. Trong nạn đói lịch sử khiến 45 triệu người chết từ năm 1958 tới năm 1962, hai cụ không chỉ vượt qua mà còn giúp đỡ hàng xóm qua cơn hoạn nạn.

Cụ Xu chia sẻ cụ rất biết ơn người bạn đời của mình. Trong tự truyện xuất bản năm 2000, cụ Xu thậm chí còn gọi vợ là "trụ cột" của gia đình. "Nếu không nhờ ý chí mạnh mẽ của vợ, tôi chắc không thể nghỉ hưu và an hưởng tuổi già như thế này", cụ Xu cho biết.


Trong tự truyện xuất bản năm 2000, cụ Xu thậm chí còn gọi vợ là "trụ cột" của gia đình.

Trước những câu hỏi tò mò về bí quyết sống lâu, cặp vợ chồng già bật mí họ luôn cố gắng duy trì thói quen đi dạo mỗi sáng sớm và tối. Tập luyện thể dục thể thao giúp cho hai cụ tăng cường sức khỏe.

Đan Vy
Theo Trí thức trẻ //