Tìm hiểu cách điều trị ho khan ho có đờm
Ho thường xảy ra do cổ họng hoặc đường thở bị kích ứng. Khi điều này xảy ra, hệ thống thần kinh sẽ gửi một thông điệp đến thân não. Thân não phản ứng bằng cách ra lệnh cho các cơ ở ngực và bụng co lại và đẩy một luồng khí ra ngoài, tạo ra cơn ho.
Ho thường được phân loại thành ho khan và ho có đờm.
Thế nào là ho có đờm?
Ho có đờm là ho ra chất nhầy. Chất nhầy có thể trong suốt, loãng hoặc đặc, có màu trắng đục, màu vàng, thậm chí cả màu xanh. Cơn ho sẽ đưa dịch nhầy trong đường thở vào miệng.
Những nguyên nhân gây ho có đờm:
• Cảm lạnh, cúm
• Viêm phế quản
• Viêm phổi
• Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
• Hen suyễn
Thời gian bị ho có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra. Ho có đờm có thể kéo dài dưới 3 tuần hoặc kéo dài hơn 8 tuần.
Ho có đờm thường đi kèm với các triệu chứng khác như:
• Sổ mũi
• Chảy dịch mũi sau (chất nhầy dư thừa chảy từ mũi xuống cổ họng)
• Mệt mỏi
Ho có đờm là ho ra chất nhầy (dịch tiết từ hệ hô hấp)
Thế nào là ho khan?
Ho khan là ho không ra bất kỳ chất nhầy nào. Ho khan thuộc loại ho dị ứng, cơn ho hình thành và xảy ra là do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp. Người bị ho khan thường cảm thấy khó chịu ở cổ họng, kích hoạt phản xạ ho và gây ra những cơn ho khan.
Những nguyên nhân gây ho khan:
• Thay đổi thời tiết
• Hít phải bụi, khói
• Cảm lạnh
• Hen phế quản
• Viêm phế quản
• Viêm phổi
• Thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển
Ho khan thường đi kèm với các triệu chứng:
• Ngứa họng
• Khàn tiếng
• Mất giọng
Ho khan là ho không có chất nhầy nhưng thường kèm theo ngứa họng, khàn tiếng
Các phương pháp điều trị ho khan và ho có đờm
Nguyên tắc điều trị ho khan là giảm ho, giảm kích ứng cổ và phản xạ ho.
Còn nguyên tắc điều trị ho có đờm thì vừa phải giảm ho vừa phải làm sạch đường hô hấp, loại bỏ đờm.
Các biện pháp điều trị ho khan:
• Dùng thuốc giảm ho để ức chế cơn ho
• Dùng thuốc chống dị ứng để giảm triệu chứng
• Áp dụng các biện pháp giảm khô và kích ứng cổ họng: uống nhiều nước, súc họng nước muối, xông hơi, dùng máy tạo ẩm, xịt họng thảo dược…
Các biện pháp điều trị ho có đờm:
• Dùng thuốc long đờm, làm loãng đờm để ho dễ dàng hơn
• Dùng thuốc kháng sinh (nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn)
• Dùng thuốc chống viêm và giảm sưng cổ họng
• Xịt và rửa mũi để đào thải dịch nhầy trong mũi xoang ra ngoài
• Áp dụng các biện pháp giảm kích ứng cổ họng, giảm đau họng: uống nhiều nước, súc họng nước muối, xông hơi, dùng máy tạo ẩm, xịt họng thảo dược…
Các biện pháp giảm ho tại nhà áp dụng cho cả ho khan và ho có đờm
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để làm ấm và ẩm cổ họng, giảm đau và kích ứng cổ họng.
Ngoài nước lọc, có thể uống trà thảo mộc, trà chanh mật ong ấm để bổ sung thêm vitamin C và tăng cường các chất kháng khuẩn, giúp giảm ho nhanh hơn.
2. Súc họng bằng nước muối
Muối có tính sát trùng và kháng khuẩn rất tốt. Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt virus, vi khuẩn vùng họng, nhờ vậy tình trạng đau họng và ho sẽ thuyên giảm. Khi súc miệng, cần ngửa cổ ra đằng sau để dung dịch nước muối tiếp xúc với vùng họng nhiều hơn.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc, siêu thị hoặc tự pha dung dịch nước muối với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết.
3. Dùng máy tạo ẩm
Không khí quá khô cũng có thể dẫn đến ho khan và ngứa họng. Nếu không khí trong phòng quá khô (như khi dùng máy lạnh, hoặc khi thời tiết khô hanh) thì nên dùng máy tạo ẩm để bổ sung độ ẩm trong phòng.
4. Xông hơi
Xông hơi là biện pháp nhờ hơi nước nóng để làm loãng dịch nhầy trong mũi họng, nhờ đó sẽ giúp đào thải dịch nhầy ra ngoài, giảm nghẹt mũi, giảm ho đồng thời giúp thông thoáng đường thở.
Có nhiều cách xông hơi:
- Cúi mặt gần bát nước nóng để hít ngửi hơi nước bay lên, khoảng 10-15 phút
- Mở vòi nước nóng trong phòng tắm rồi đóng cửa lại, ngồi trong phòng tắm có hơi nước nóng khoảng 15 phút
Xông hơi giúp giảm ho khan ho có đờm, giảm nghẹt mũi hiệu quả
5. Dùng dung dịch xịt họng thảo dược
Để giảm ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, có thể dùng dung dịch xịt họng thảo dược chiết xuất từ một số loại thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào….
Nên chọn sản phẩm có thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng.
Có thể xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
|