Cách giải cảm tại nhà cho bé bằng thảo dược dễ áp dụng

30-09-2024 18:08:42

Giải cảm cho trẻ bằng thảo dược được nhiều người lựa chọn do đặc tính an toàn. Tìm hiểu cách giải cảm tại nhà bằng các thảo dược dễ tìm và dễ áp dụng.

Tìm hiểu cách giải cảm tại nhà bằng các thảo dược

MỤC LỤC
Nguyên nhân bị cảm theo y học cổ truyền
Tại sao nên giải cảm cho bé bằng thảo dược?
Cách giải cảm tại nhà cho bé bằng thảo dược
Siro thanh nhiệt giải cảm – giải pháp giải cảm tại nhà cho trẻ

Nguyên nhân bị cảm theo y học cổ truyền

Trước khi tìm hiểu cách giải cảm bằng thảo dược, cần tìm hiểu nguyên nhân bị cảm theo y học cổ truyền và biện pháp giải cảm thường được áp dụng.

Theo y học cổ truyền, cảm là do sự mất cân bằng giữa cơ thể và các yếu tố ngoại tà (tác nhân gây bệnh bên ngoài) xâm nhập vào cơ thể.

Các nguyên nhân gây cảm chủ yếu bao gồm:

Phong hàn: Xâm nhập khi cơ thể bị lạnh, gió làm rối loạn hệ thống khí trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi, ho có đờm loãng.
Phong nhiệt: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với thời tiết nóng bức hoặc nhiệt độc, dẫn đến các triệu chứng như sốt cao, đau họng, khát nước, ho có đờm đặc.
Thấp tà: Thời tiết ẩm ướt làm cơ thể mất đi sự lưu thông khí huyết, gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ thể, nghẹt mũi, mệt mỏi.
Suy yếu chính khí: Khi sức đề kháng (chính khí) suy yếu, cơ thể dễ bị các yếu tố phong, hàn, nhiệt, thấp xâm nhập, gây ra cảm lạnh hoặc cảm nóng.
Do đó, việc điều trị cảm thường tập trung vào việc khu phong, trừ hàn, thanh nhiệt và điều hòa khí huyết để khôi phục cân bằng cơ thể.

Tại sao nên giải cảm cho bé bằng thảo dược?

Giải cảm cho bé bằng thảo dược là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì đặc tính an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ so với thuốc tân dược, phù hợp với cơ thể còn non nớt của trẻ nhỏ.

Nhiều loại thảo dược không chỉ có triệu chứng giảm sốt, nghẹt mũi, ho, mà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của bé.

Sử dụng thảo dược giúp tránh hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, giúp bé tránh được tình trạng kháng thuốc về lâu dài.

Cách giải cảm tại nhà cho bé bằng thảo dược

Có nhiều loại thảo dược dễ tìm trong vườn nhà hoặc mua được ở chợ, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, dễ thực hiện tại nhà.

1. Lá tía tô

Công dụng: Lá tía tô có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, giảm sốt và ho.

Cách dùng: Dùng lá tía tô để nấu cháo hoặc đun nước tắm cho bé, giúp bé ra mồ hôi, giảm cảm lạnh.

Cháo tía tô làm ấm cơ thể, giúp giải cảm hiệu quả

2. Gừng

Công dụng: Gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi, ho.

Cách dùng: Pha nước gừng ấm với mật ong cho bé uống (nếu bé trên 1 tuổi), hoặc thêm vài lát gừng vào cháo hay nước tắm.

3. Lá kinh giới

Công dụng: Lá kinh giới có tác dụng giải cảm, thanh nhiệt, hạ sốt.

Cách dùng: Kết hợp lá kinh giới với lá tía tô, lá bạc hà, nấu nước xông cho bé để giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

4. Húng chanh (tần dày lá)

Công dụng: Húng chanh chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, trị ho và làm dịu họng.

Cách dùng: Giã nát lá húng chanh, trộn với mật ong và hấp cách thủy cho bé uống để trị ho. Tránh dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi vì có nguy cơ ngộ độc botulinum.

5. Tỏi

Công dụng: Tỏi chứa allicin có tính kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch.

Cách dùng: Đập dập tỏi, hấp cách thủy với đường phèn cho bé uống để giảm ho và cảm lạnh.

6. Dùng bài thuốc giải cảm dân gian

Đông y có bài thuốc thanh nhiệt giải cảm hiệu quả với thành phần gồm các vị thuốc như cát căn, sài hồ, bạch thược, thạch cao, cát cánh, hoàng cầm, bạch chỉ, khương hoạt, cam thảo…

Đây đều là những thảo dược giúp phát tán phong hàn, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chính khí của cơ thể.

Nhờ vậy, bài thuốc giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao, thường dùng trong các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Cho bé uống siro giải cảm giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm

Siro thanh nhiệt giải cảm – giải pháp giải cảm tại nhà cho trẻ

Từ bài thuốc thanh nhiệt giải cảm hiệu quả trong dân gian, hiện nay các chuyên gia đã nghiên cứu sản xuất tại nhà máy đạt GMP, tạo nên siro giải cảm từ thảo dược.

Siro giải cảm từ thảo dược hiện đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận hiệu quả và an toàn với cả người lớn và trẻ nhỏ. (Lưu ý, trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).

Siro thanh nhiệt giải cảm hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Thành phần:
4,5g cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với::
1. Cát căn (Radix Puerariae thomsonii) 6 g 
2. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 6 g 
3. Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 5 g 
4. Thạch cao (Gypsum fibrosum) 5 g 
5. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4 g 
6. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 4 g 
7. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 3 g 
8. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 2 g 
9. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 1 g

Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Hương cam tổng hợp, Nước ép chanh tự nhiên Fresh lemon concentrate, Xanthan gum, Sodium benzoate, Nước uống được vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần
 
Liều tăng cường gấp rưỡi liều bình thường. 

Chú ý: Cảm Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận: Cảm Nhất Nhất hiệu quả và an toàn.
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: 
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. 

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1053/2021/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

 

Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //