Bị giảm estrogen có nên uống thuốc nội tiết tố nữ?
Thuốc nội tiết tố nữ là giải pháp điều trị tiền mãn kinh và mãn kinh phổ biến, nhưng tiềm ẩn một số tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy có nên uống thuốc nội tiết tố nữ không?
Có nên uống thuốc nội tiết tố nữ hay không là thắc mắc của không ít người
Thuốc nội tiết tố nữ là gì?
Thuốc nội tiết tố nữ hay còn gọi là liệu pháp thay thế nội tiết tố, liệu pháp thay thế hormone. Liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh, ngăn ngừa mất xương và giảm gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp hormone cũng gây ra nhiều tác hại, phụ thuộc vào loại liệu pháp hormone, liều lượng, thời gian dùng thuốc và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
Chính vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và đi khám lại để đánh giá hiệu quả cũng như rủi ro có thể gặp phải.
Các loại thuốc nội tiết tố
Liệu pháp thay thế hormone chủ yếu tập trung vào việc thay thế estrogen mà cơ thể người phụ nữ không còn tạo ra sau khi mãn kinh. Có hai loại liệu pháp estrogen chính:
- Liệu pháp hormone toàn thân: Có dạng viên uống, miếng dán da, vòng, gel, kem hoặc dạng xịt - thường chứa liều lượng estrogen cao hơn được hấp thụ khắp cơ thể. Liệu pháp này có thể được sử dụng để điều trị bất kỳ triệu chứng phổ biến nào của thời kỳ mãn kinh.
- Sản phẩm đặt âm đạo estrogen liều thấp: Có dạng kem, viên nén hoặc vòng - giảm thiểu lượng estrogen được cơ thể hấp thụ. Do đó, các chế phẩm đặt âm đạo liều thấp thường chỉ được sử dụng để điều trị các triệu chứng âm đạo và tiết niệu của thời kỳ mãn kinh.
Nếu chưa cắt bỏ tử cung, bác sĩ thường sẽ kê toa estrogen cùng với progesterone hoặc progestin (thuốc giống progesterone). Nguyên nhân là nếu chỉ dùng riêng estrogen sẽ không được cân bằng với progesterone, sẽ gây kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Nếu đã cắt bỏ tử cung thì có thể không cần dùng progestin.
Thuốc nội tiết tố nữ hay còn gọi là liệu pháp thay thế hormone
Có nên uống thuốc tăng nội tiết tố nữ?
Theo các nghiên cứu, liệu pháp thay thế hormone bao gồm một viên thuốc estrogen-progestin (Prempro) làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm, bởi vậy nên cẩn trọng khi dùng, nếu có dùng cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Các tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc nội tiết tố nữ có thể gây ra là:
- Bệnh tim mạch
- Ung thư vú
- Đột quỵ
- Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu (huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc trong phổi (thuyên tắc phổi)
- Mỡ máu cao
- Tăng cân
- Tăng kali máu
- Tăng prolactin máu
- Cao huyết áp
- Bệnh tiểu đường type 2
Những tác hại này phụ thuộc vào một số vấn đề như:
- Tuổi tác: Phụ nữ trên 60 tuổi hoặc sử dụng hơn 10 năm kể từ khi bắt đầu mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhưng nếu sử dụng liệu pháp hormone trước 60 tuổi hoặc trong vòng 10 năm sau khi mãn kinh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ không cao.
- Loại thuốc: Nguy cơ phụ thuộc vào việc sử dụng estrogen đơn lẻ hay kèm theo với progestin, và phụ thuộc vào liều lượng và loại estrogen.
- Tình trạng sức khỏe của bản thân: Tình trạng sức khỏe của cá nhân người sử dụng, nguy cơ ung thư, bệnh tim, đột quỵ, cục máu đông, bệnh gan và loãng xương... là những yếu tố quan trọng để xác định liệu liệu pháp thay thế hormone có phù hợp hay không.
Tất cả những rủi ro này sẽ được bác sĩ khám xét và cân nhắc trước khi kê đơn.
Cục máu đông là tác hại nguy hiểm nhất khi uống thuốc nội tiết tố nữ
Những ai nên dùng thuốc nội tiết tố nữ?
Nếu bạn không mắc bệnh nền và có các triệu chứng như dưới đây, bạn có thể dùng thuốc nội tiết tố mà không nguy hại.
- Có các cơn bốc hỏa: Liệu pháp estrogen toàn thân là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh.
- Có các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh: Estrogen có thể làm dịu các triệu chứng âm đạo của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như khô, ngứa, rát và khó chịu khi giao hợp.
- Phòng ngừa mất xương hoặc gãy xương: Estrogen toàn thân giúp bảo vệ chống lại bệnh loãng xương.
- Bị mãn kinh sớm: Những người đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trước 45 tuổi, mất kinh trước 45 tuổi (mãn kinh sớm) hoặc mất chức năng bình thường của buồng trứng trước 40 tuổi (suy buồng trứng nguyên phát) thì dùng thuốc nội tiết tố sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như loãng xương, bệnh tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ và thay đổi tâm trạng.
Hãy ghi lại bất kỳ những thay đổi nào của cơ thể khi sử dụng thuốc nội tiết tố và thông báo cho bác sĩ biết.
Giải pháp nên làm nếu không uống thuốc nội tiết tố nữ
Để tránh những tác hại do thuốc nội tiết tố gây ra, hiện nay nhiều phụ nữ đã lựa chọn thay đổi thực đơn ăn uống, thay đổi thói quen, sử dụng các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh.
Thay đổi thói quen
- Bỏ thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm các cơn bốc hỏa do mãn kinh gây ra. Do vậy, nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp giảm căng thẳng và bốc hỏa, đặc biệt với những phụ nữ bị thừa cân, béo phì. Bạn có thể tập bất kỳ bài tập nào, từ đi bộ, chạy, đạp xe, tập yoga cho đến các bài tập hít thở sâu. Tập thể dục cũng giúp hỗ trợ thải độc, ngủ ngon hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Chuẩn bị tốt cho giấc ngủ: Tạo lập thời gian đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp góp phần đảm bảo ngủ đủ giấc. Để tránh bị thức giấc giữa đêm do các cơn bốc hỏa, bạn nên chọn đồ ngủ làm bằng chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi, phòng ngủ cần tối và thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Chuẩn bị tốt cho chuyện phòng the: Nếu khô âm đạo gây đau và ảnh hưởng đến chuyện gần gũi, bạn nên dùng kem bôi trơn để khắc phục.
Thay đổi chế độ ăn uống
- Lưu ý thực phẩm cần hạn chế: Hạn chế đồ uống có cồn và đồ uống có chứa caffein để tránh bị bốc hỏa, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để giảm bốc hỏa, đầy hơi và béo bụng.
- Lưu ý thực phẩm nên ăn: Phụ nữ mãn kinh nên ăn nhiều rau củ quả tươi để dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa phytoestrogen. Phytoestrogen là các hợp chất thực vật tự nhiên có tác động tương tự như estrogen trong cơ thể nên có thể giúp cân bằng nội tiết tố. Thực phẩm giàu phytoestrogen gồm đậu nành, hạt lanh, hạt lanh, hạt mè...
Thực phẩm giàu phytoestrogen nên ăn thường xuyên
Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm ăn uống mỗi ngày rất khó bù đắp lại lượng estrogen thiếu hụt. Do vậy, nhiều phụ nữ tin chọn các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố Nữ Nhất Nhất.
Tố Nữ Nhất Nhất được sản xuất theo công thức bài Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt gia truyền của truyền nhân đời thứ 9 của dòng họ Hoàng. Hiệu quả của bài thuốc này đã được chứng minh qua nhiều thế hệ. Nhờ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO đã tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.
Tố Nữ Nhất Nhất dành cho phụ nữ suy giảm estrogen với các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đổ mồ hôi, khó ngủ, mệt mỏi, stress, cáu bẳn, khô hạn, suy giảm sinh lý, tóc khô, gãy rụng, da nhăn sạm…
Tố Nữ Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, phụ nữ có dấu hiệu suy giảm estrogen có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng khó chịu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TỐ NỮ NHẤT NHẤT Hỗ trợ hạn chế các triệu chứng tiền mãn kinh Tố Nữ Nhất Nhất được sản xuất theo công thức bài Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt gia truyền của truyền nhân đời thứ 9 của dòng họ Hoàng. Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 00788/2019/ATTP-XNQC Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/to-nu-nhat-nhat.html |