Bị cảm lạnh nên & không nên ăn gì? 10 thực phẩm ăn nhanh khỏi cảm
Khi bị cảm lạnh, cơ thể càng cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn để giúp cải thiện triệu chứng và hồi phục bệnh nhanh hơn. Người bị cảm lạnh nên ăn gì để tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể? Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần làm gì để nhanh hồi phục thể trạng.
I - Món ăn cho người bị cảm lạnh giúp giải cảm nhanh
Cảm lạnh là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến và xảy đến ở mọi đối tượng. Cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như nghẹt mũi, ho, viêm họng, đau đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi…
Trong thời gian mắc bệnh, việc ăn uống hợp lý, khoa học giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và nhanh chóng hồi phục hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng cho toàn cơ thể. Vậy người bị cảm lạnh nên ăn gì để hồi phục nhanh?
1. Canh hoặc súp gà
Súp gà (được nấu bằng nước hầm gà cùng các loại rau củ quả khác nhau) giúp điều trị cảm lạnh nhờ khả năng chống nhiễm khuẩn hô hấp hiệu quả. Súp hoặc canh gà tăng cường protein, các loại vitamin, bổ sung thêm nước và chất điện giải cho người ốm.
Ngoài ra, súp đạt hiệu quả cao trong quá trình thông mũi nhờ khả năng làm loãng dịch nhầy. Từ đó cải thiện các biểu hiện khó chịu của cảm lạnh như ngạt mũi, viêm họng, thiếu nước…, giúp người bị cảm lạnh nhanh khỏi.
2. Chanh
Người bị cảm lạnh nên ăn gì để nhanh hồi phục thì không thể bỏ quan các món từ chanh. Đây là loại quả chứa lượng vitamin C cao mà từ lâu nó được xem như một vị thuốc với tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, chanh được sử dụng chủ yếu cho người bệnh bị cảm cúm, mệt mỏi.
- Cụ thể, người bệnh có các biểu hiện ho, cảm cúm, chỉ cần uống một cốc nước chanh ấm. Ngoài có thể thái chanh ngâm với đường rồi sử dụng để giảm tình trạng cảm lạnh.
- Người có nguy cơ cảm cúm, sốt khi vừa đi mưa ướt về cũng nên uống một cốc nước chanh nóng, có thể cho thêm sả hoặc lá bạc hà vào giúp tăng thêm hương vị.
- Sử dụng nước nóng pha kèm với nước chanh, 1 - 2 lát gừng để uống đạt hiệu quả đối với người đang cần giải cảm.
- Người uống say cần giải rượu cũng nên uống một cốc nước chanh nóng, thêm vài lát gừng sẽ giúp giải rượu.
3. Gừng
Gừng từ lâu là một vị thuốc có tính ấm nhờ khả năng làm ấm cơ thể nên thường xuyên được dùng cho người bị cảm lạnh. Có rất nhiều cách để có thể sử dụng gừng một cách hiệu quả nhất, giúp loại bỏ tình trạng bệnh, bao gồm:
- Uống trà gừng: Dùng gừng tươi (khoảng 10g) đem rửa sạch rồi đập dập, cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi vào, chờ trong khoảng 10 phút rồi cho thêm đường vào và uống khi nóng.
- Ăn cháo gừng: Dùng gừng tươi (khoảng 10g), hành lá, 60g gạo. Gạo đem rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với 500ml nước, quan sát thấy nồi cháo sôi đều hạ lửa để cháo chín nhừ. Lúc này cho thêm hành và gừng (đã được rửa sạch, thái lát) vào nồi, khuấy đều, đun thêm một chút nữa rồi cho ra bát, nên ăn cháo khi nóng.
4. Tỏi
Tỏi là câu trả lời hoàn hảo nhất cho thắc mắc "cảm lạnh nên ăn gì". Tỏi là loại gia vị có tính nóng, lại chứa thành phần hoạt chất allicin, được kết luận có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
Chính vì vậy, người bị cảm lạnh nên sử dụng tỏi bằng cách cho thêm vào các món ăn như một loại gia vị khi chế biến. Khi đó hương vị của tỏi hòa cùng với các món ăn giúp người bệnh dễ sử dụng và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
NÊN BIẾT: Chữa cảm lạnh bằng tỏi
5. Mật ong
Mật ong thường được sử dụng trong điều trị cảm lạnh nhờ khả năng loại bỏ vi khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Một vài cách làm từ mật ong để trị cảm phổ biến bao gồm:
- Mật ong và quế: Cho 1 thìa mật ong với ¼ thìa bột quế vào bát, dùng dụng cụ khuấy đều rồi ăn trực tiếp, nên ăn 2 lần/ngày.
- Mật ong và hành tây tươi: Hành tây tươi cắt thành từng miếng mỏng và cho vào hũ ngâm với mật ong qua đem. Hôm sau, lấy lượng hành tây cùng mật ong vừa đủ để sử dụng, nên ăn vài lần trong ngày.
- Mật ong, chanh và gừng: Cho mật ong và nước chanh một lượng bằng nhau vào cốc rồi cho thêm bột gừng, trộn đều các nguyên liệu và uống vài lần trong ngày.
- Mật ong và trà quế: Pha trà quế nóng rồi cho thêm khoảng 2 thìa mật ong vào uống cùng.
- Mật ong và trà chanh: Pha trà chanh nóng rồi cho thêm khoảng 2 thìa mật ong vào nước và nên sử dụng vào sáng sớm.
6. Hoa quả giàu vitamin
Ngay cả khi không bị bệnh, mỗi chúng ta cũng đều nên tăng cường nạp trái cây tươi vào chế độ ăn mỗi ngày. Các loại củ quả tươi tăng cường vitamin, chất xơ và khoáng chất hữu ích cho hoạt động của cơ thể.
Đặc biệt, người bị cảm lạnh nên lựa chọn trái cây tươi chứa nhiều vitamin c như bưởi, chanh, cam, quýt, ổi, dâu tây, kiwi… Những loại trái cây này nhờ tính chống viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Người bệnh có thể bổ sung bằng cách ăn trực tiếp, dùng trái cây làm nước ép, sinh tố hay salad đều được.
7. Sữa chua
Người bị cảm lạnh nên ăn gì - Đó là sữa chua vì đây là sản phẩm tự nhiên chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho người bệnh cảm lạnh. Trong đó, sữa chua Hy Lạp và sữa chua ít đường là 2 loại được khách hàng đánh giá cao. Người bệnh có thể ăn sữa chua thuần hoặc kết hợp với các loại hoa quả khác để duy trì trạng thái ổn định.
8. Trứng
Trứng là nguyên liệu tuyệt vời để bổ sung protein và các vitamin, khoáng chất quan trọng như vitamin B2, vitamin A, chất béo, folate… Các dưỡng chất này có tác dụng kích thích và nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Người bệnh hãy dùng trứng để tạo nên nhiều món ăn thơm ngon như nấu súp, làm chả, hấp... Tuy nhiên người bệnh không nên ăn trứng chưa nấu chín hoặc trứng sống kẻo tổn hại sức khỏe.
9. Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá ngừ… chứa các dưỡng chất bao gồm omega - 3, vitamin A, vitamin D… Theo chuyên gia, đây là chất quan trọng để nâng cao đề kháng tốt nhất cho cơ thể. Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, người bệnh nên bổ sung các loại cá béo vào chế độ ăn của mình.
10. Các loại rau xanh màu xanh đậm
Các nhóm rau như rau cải, rau súp lơ, rau ngót… có màu xanh đạm giàu vitamin và khoáng chất giúp kháng viêm cải thiện sức đề kháng. Đây là nhóm thực phẩm dễ ăn, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng để nhanh khỏi bệnh cảm lạnh.
Để dễ hập thụ các chất, người bệnh nên chế biến rau thành món canh, cho vào cháo đồng thời hạn chế dùng cùng với dầu ăn.
11. Cháo hành
Cháo hành là đáp án thuyết phục nhất cho thắc mắc "cảm lạnh nên ăn gì?". Hành lá là nguyên liệu có vị cay đặc trưng có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa tốt nhất. Ngoài ra, hành lá tăng hoạt động tuyến mồ hôi nên được sử dụng để trị cảm lạnh, sổ mũi, khó tiêu…
Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 60g gạo, hành, gừng được chế biến sạch sẽ. Cho gạo đã vo vào nồi nấu kèm với khoảng 500ml nước, nấu đến khi cháo nhừ. Cho gừng và hành đã thái vào nồi cháo, đun thêm một chút nữa rồi cho ra bát và ăn. Cháo hành nên ăn khi nóng và ăn khoảng 1 đến 2 lần/ngày.
12. Cháo tía tô
Lá tía tô là một loại dược liệu có tính ấm, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm, ho, nghẹt mũi, nhất là ở trẻ em. Thành phần lá tía tô có nhiều chất để gia tăng sức đề kháng và cải thiện chức năng của cơ thể.
Trong đó, dùng lá tía tô để nấu cháo là món ăn phổ biến hơn cả với cách thực hiện cũng rất đơn giản. Lá tía tô rửa sạch, sắc với 200ml nước, khi lượng nước còn một nửa thì đem chắt bỏ phần bã. Sử dụng nước tía tô kết hợp thêm 500ml nước nữa để nấu cháo sau đó ăn khi nóng khoảng 2 lần/ngày, vừa ăn vừa hít hơi nóng.
II - Bị cảm lạnh nên kiêng ăn gì?
Người bị cảm lạnh nên ăn gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết và khoa học nhất. Ngoài ra để dấu hiệu bênh nhanh thuyên giảm, người cảm lạnh không nên sử dụng nhóm thực phẩm sau:
- Đồ ăn đồ uống chứa cafein: Vì cafein dễ khiến cơ thể gặp phải tình trạng mất nước, khiến cảm lạnh càng nặng hơn.
- Món ăn nhanh, đồ đóng hộp, chế biến sẵn: Vì những loại đồ ăn này chứa nhiều chất không có lợi cho cơ thể như chất bảo quản, chất tạo màu… Khi nạp các chất này vào cơ thể khiến hệ miễn dịch vốn suy yếu càng trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn này có thể gây ra tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, khó chịu.
- Bơ đậu phộng: Gây bất lợi cho quá trình hạ sốt vì có nhiều đường, protein khó kiểm soát.
- Bánh mì: Đây là món ăn có nguyên liệu làm gia tăng khả năng chuyển hóa đường, điều này cản trở đến hệ miễn dịch người bệnh.
- Xoài, nước nho: Loại quả có nhiều đường, tính nóng khiến thân nhiệt người cảm lạnh gia tăng đột ngột.
III - Ngoài ăn uống, nên làm gì để khỏi cảm lạnh nhanh?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để khôi phục thể trạng của người đang bị cảm lạnh. Tuy nhiên để các biểu hiện bệnh nhanh khỏi, mọi người cần kết hợp điều sau đây:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn khoa học để cơ thể được sản sinh năng lượng trong thời gian ngắn.
- Sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc xịt mũi để giúp làm giảm biểu hiên nghẹt mũi, giảm viêm cũng như để giữ ấm cho đường mũi.
- Vệ sinh vùng họng cùng khoang miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn tích tụ trong vòm họng.
- Vệ sinh tay chân với xà phòng để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm.
- Để tránh lây nhiễm bệnh thì bạn cần chủ động tránh xa những người có triệu chứng cảm lạnh hoặc nhiễm virus.
- Uống nhiều nước: Việc uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và làm mỏng đờm, giảm các triệu chứng của cảm lạnh.
- Uống thuốc theo chỉ định để giảm nhanh các biểu hiện của bệnh như sốt, đau đầu…
Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã tìm ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho vấn đề “cảm lạnh nên ăn gì?”. Từ đó có thể xây dựng cho bản thân và gia đình một chế độ dinh dưỡng khoa học nhất, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.