8 mẹo điều trị nước ăn chân đơn giản
Thời tiết mưa lũ nhiều, phải đi lại quá nhiều, tiếp xúc với rất nhiều nước bẩn khiến cho chân bị nước ăn chân. Vì vậy, một số mẹo dưới đây sẽ giúp khắc phục tình trạng nước ăn chân hiệu quả và an toàn.
Nước ăn chân là gì?
Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh này khiến vùng da ở tay hoặc ở chân bị tổn thường, gây ngứa rát, lở loét cho người bệnh. Việc điều trị bệnh này không quá khó khăn, song người dân cần phải lưu ý phòng tránh trong mùa mưa ngập lụt để không bị một số bệnh lây nhiễm khác.
Mẹo điều trị nước ăn chân đơn giản
Nước muối loãng
Nước muối loãng làm dịu vết thương, diệt khuẩn và mau lành da. Hãy rửa nước muối loãng ấm và ngâm chân trong đó khoảng 10 phút. Nước muối loãng ấm sẽ diệt hết vi khuẩn có ở vết thương. Dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặc trị bôi vào là khỏi tức thì.
Trà khô
(Ảnh minh họa)
Trong là trà có nhiều vitamin C và chất chống oxi hóa, giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả.
Nhai nát loại trà khô pha nước uống hàng ngày. Rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng vải, sau đó nhét chè khô đã nhai nát vào kẽ chân, những nơi bị nước ăn chân. Ban đầu có thể hơi xót, nhưng sau đó cảm giác sẽ rất dễ chịu. Và chỉ cần dùng biện pháp này một lần thì đã có thể chữa khỏi ngay chứng nước ăn chân.
Dấm ăn
Cách làm cực đơn giản, chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 - 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
Trị nước ăn chân an toàn với phèn chua
Dùng phèn chua đun lên cho tan chảy, đun cho đến khi phèn chua khô thành bột trắng, nghiền nhỏ ra mịn như bột. Rửa sạch chân rồi bôi bột phèn chua vào vùng da bị đau, kiêng nước trong khi điều trị. Chỉ vài ngày vết thương sẽ mau lành và khỏi một cách an toàn.
Lá trầu không
(Ảnh minh họa)
Lá trầu không chứa các chất methyl eugenol, chavicol, vitamin và các axit amin,... có tác dụng chống viêm nhiễm da và rửa lành vết thương do nước ăn chân gây ra.
Lá trầu khi mua về chỉ cần rửa sạch và giã nhuyễn, đem lá đã giã đắp lên những vết thương lở, chỗ bị viêm nhiễm thường xuyên 20 phút. Khoảng 2 tuần, các vết thương sẽ được chữa lành và liền da.
Cắt lát gừng ngâm nước ấm
(Ảnh minh họa)
Hoạt chất gingerol chứa trong tinh dầu tự nhiên của củ gừng giúp chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Thế nên ngâm chân trong nước gừng ấm giúp giảm ngứa ngái các vết lỡ loét mau lành và da sẽ từ từ mịn màng trở lại.
Cho một vài lát gừng vào nước ấm, sau đó ngâm chân từ 10-15 phút mối ngày và lau khô chân bằng khăn sạch.
Lá lốt
Đun sôi một nồi nước lá lốt sau đó xông chân cho đến khi nồi nước hẩm hẩm thì cho chân vào ngâm.
Lá kim ngân
Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 - 3 lần.