7 cách xử lý khi bị chóng mặt đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả
Tưởng chừng như vô hại, nhưng tình trạng chóng mặt đột ngột, lặp lại thường xuyên có thể mang đến vô vàn phiền toái trong công việc và đời sống sinh hoạt cho người bệnh. Dưới đây là 7 cách trị chóng mặt đơn giản mà vô cùng hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Nhìn hướng vào 1 điểm
Những cơn chóng mặt thường gây ra ảo giác mọi vật xung quanh đang chuyển động, quay tròn trong không gian hoặc xung quanh bản thân người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy nghiêng ngả, quay cuồng, loạng choạng, khó giữ thăng bằng hoặc bị kéo về một hướng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn tốt nhất nên đứng hoặc ngồi yên một chỗ, nhìn thẳng về phía trước và đặt trọng tâm ánh mắt tại một điểm cố định, nằm ngang tầm mắt. Tập trung nhìn vào điểm đó cho đến khi hết cảm giác chóng mặt. Đây là cách trị chóng mặt cực đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu.
Đối với chóng mặt lành tính do tư thế, bạn có thể khắc phục dễ dàng bằng việc duy trì thói quen thay đổi tư thế chậm rãi, từ từ, đặc biệt là khi đứng dậy hoặc xoay đầu. Hãy tưởng tượng bạn đang mang một ly nước đầy trong đầu, khi đổi tư thế đột ngột sẽ khiến nước trong ly sánh ra ngoài, tương ứng với trạng thái chóng mặt, có thể đi kèm đau đầu, buồn nôn. Bạn cần chọn một tư thế hợp lý, thoải mái để nghỉ ngơi, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống, không vận động mạnh để cơ thể trở lại trạng thái ổn định.
2. Hít thở sâu
Đây là liệu pháp đơn giản được các bác sĩ áp dụng phổ biến trong phác đồ điều trị chóng mặt cho nhiều bệnh nhân. Không chỉ là một hoạt động sinh lý cơ bản, việc hít thở sâu còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Khi hít thở sâu, oxy sẽ được cung cấp đầy đủ đến từng tế bào trong cơ thể, cải thiện chức năng của các cơ quan bên trong, giúp tâm trí thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi. Đặc biệt, hoạt động này còn kích thích sự giải phóng endorphin - một loại hormon có vai trò quan trọng trong việc xử lý cảm giác khó chịu, đau đớn, mang lại sự vui vẻ, sảng khoái cho người bệnh. Thêm vào đó, hít thở sâu còn có tác dụng tốt đối với những người bị cao huyết áp, gặp vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh lý xương khớp, béo phì...
3. Uống nước chanh
Hàm lượng kali dồi dào trong loại quả này có khả năng hỗ trợ chức năng cho não và hệ thần kinh, giúp tinh thần của bạn trở nên tỉnh táo và khỏe khoắn hơn. Chanh cũng rất giàu vitamin C có lợi cho hoạt động tuần hoàn máu, bảo vệ thành tĩnh mạch, hạn chế tình trạng tắc nghẽn máu tĩnh mạch, cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng chóng mặt hiệu quả. Bạn có thể pha một cốc nước chanh ấm hoặc nhai vỏ chanh ngay khi cảm thấy chóng mặt để cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Uống nước gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng ôn trung, giải độc và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể. Trong gừng chứa rất nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, photpho, vitamin B9... giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường và các loại bệnh mạn tính.
Đặc tính y học mạnh mẽ trong gingerol - hoạt chất sinh học tạo nên hương vị của gừng, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, kích thích tuần hoàn máu lên não, giảm thiểu và ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn vô cùng tốt. Cách trị chóng mặt đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng là nhấp vài ngụm trà gừng nóng hoặc ngậm một lát gừng tươi trong miệng trong vài phút.
5. Mẹo bấm huyệt trị chóng mặt
Việc tác động vào các huyệt trên cơ thể có thể cải thiện nhanh chóng, hiệu quả tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, nơi tiếp giáp giữa đường đi qua đỉnh vành tai và đường đi dọc qua giữa đầu, sờ thấy vết lõm khe xương và có cảm giác tức nặng khi ấn tay vào. Huyệt đạo này tác động trực tiếp đến hoạt động lưu thông khí huyết trong cơ thể, cải thiện chức năng của hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ và giúp não khỏe mạnh hơn. Khi xác định đúng vị trí của huyệt, bạn lấy ngón tay ấn và day huyệt liên tục theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút, dùng lực tác động vừa phải, thao tác nhịp nhàng.
Huyệt Phong Trì nằm ở điểm lõm sau mang tai, được tạo nên bởi cơ ức đòn chũm và cơ thang. Huyệt này có tác dụng giảm cảm giác chóng mặt, chữa rối loạn tiền đình và trị đau đầu, nhức mỏi cổ vai gáy. Bạn dùng ngón cái nhẹ nhàng day huyệt theo chiều kim đồng hồ trong vài phút, tuyệt đối không dùng lực mạnh để tránh gây tổn thương huyệt.
Huyệt Nội Quan ở giữa 2 gân cẳng tay bên trong, rộng chừng 3 ngón tay có tác dụng chữa rối loạn tiền đình, điều trị chóng mặt, hoa mắt, giảm căng thẳng và cân bằng cảm xúc. Bạn thực hiện nhấn, day và xoa bóp 10 lần theo chiều kim đồng hồ.
Huyệt Túc Lâm Khấp ở chỗ lõm trước khớp xương bàn, giữa ngón chân thứ 4 và thứ 5 có khả năng trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, đau nửa đầu, đau vùng chẩm. Ngoài ra, huyệt đạo này cũng phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ xử lý các chứng bệnh về mắt, tuyến vú, chân... Bạn dùng ngón tay cái bấm và day vào huyệt với một lực vừa đủ.
6. Sử dụng thuốc đặc trị chóng mặt
Đối với những trường hợp khó hoặc không phản ứng tích cực với các phương pháp trên, hoặc có các triệu chứng như ù tai, nghe kém, buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, đánh trống ngực... đi kèm, cách trị chóng mặt cho hiệu quả nhanh nhất là dùng một số dòng thuốc đặc trị như:
Theo Tây y:
- Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như clorpheniramin, promethazin, cinnarizin, hydroxyzine và diphenhydramin có tác dụng cải thiện chứng rối loạn tiền đình, giảm buồn nôn, chóng mặt.
- Thuốc kháng Cholinergic ức chế hoạt động của acetylcholine, được dùng trong điều trị bệnh Parkinson, chóng mặt, say xe, chống co thắt bàng quang, rối loạn tiêu hóa, phổi tắc nghẽn mạn tính...
- Các loại thuốc chống nôn như metoclopramide (áp dụng cho trường hợp nôn nặng sau phẫu thuật), meclizine (điều trị chóng mặt, buồn nôn do say tàu xe), promethazin (chống nôn hậu phẫu, say xe)
- Thuốc định thần như seduxen, lorazepam, diazepam.
Ngoài ra, tùy theo từng tình trạng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ có thể bổ sung thêm thuốc lợi tiểu, thuốc corticoid, thuốc chẹn kênh canxi, tanganil, Piracetam và Ginkgo Biloba.
Theo Đông y:
Đông y đã chỉ rõ, nguyên nhân chính (chiếm tới hơn 90% các trường hợp) gây chóng mặt là do thiếu máu lên não, cụ thể là lên hệ tiền đình, gây ra chứng rối loạn tiền đình.
Vì vậy, với nguyên tắc điều trị từ căn nguyên, trị chóng mặt theo Đông y với cơ chế giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạnh mẽ máu tới hệ tiền đình, từ đó làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.
Tuy nhiên, không phải cứ thuốc Đông y là điều trị chóng mặt hiệu quả. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm “vô thưởng vô phạt”, tác dụng không rõ rệt. Duy chỉ sản phẩm chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp lại an toàn, không gây tác dụng phụ, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
7. Dùng các bài tập hỗ trợ hết chóng mặt
Bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng chóng mặt bằng việc thực hiện một vài bài tập đơn giản như sau:
7.1 Cách hết chóng mặt với bài tập Semont
Với phương pháp Semont, bệnh nhân giữ tư thế ngồi thẳng đứng trên giường, đầu xoay 45 độ về hướng tai mà không gây chóng mặt. Sau đó tiếp tục nghiêng đầu 105 độ và từ từ nằm nghiêng sang hướng tai đó, hơi ngả nhẹ đầu ra phía sau, để mũi hướng lên trên. Giữ nguyên vị trí nằm trong khoảng 3 phút rồi nhanh chóng di chuyển về tư thế thẳng đứng và nằm xuống bên còn lại, hướng mũi xuống dưới. Tiếp tục duy trì tư thế này trong 3 phút và trở lại vị trí thẳng đứng ban đầu.
7.2 Cách trị chóng mặt bằng động tác nhào lộn ½
Cách trị chóng mặt này được phát triển bởi tiến sĩ Carol Fostel, bệnh viện Colorado (Mỹ) và hiện đã giúp rất nhiều bệnh nhân chống lại những cơn chóng mặt đột ngột. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn quỳ trên sàn, ngồi lên gót chân, hướng đầu nhìn lên trần nhà trong vài phút, rồi đặt đầu tiếp đất, hướng cằm về phía đầu gối, giữ tư thế như sẵn sàng lộn nhào. Tiếp đó, bạn xoay đầu 45 độ hướng về phía tai có vấn đề, giữ trong 30s hoặc đến khi cảm thấy hết chóng mặt. Giữ nguyên tư thế nghiêng đầu và nhanh chóng ngẩng đầu dậy, trở về tư thế ban đầu.
7.3 Cách chữa chóng mặt với bài tập Gufoni
Tư thế này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay khi cơn chóng mặt xảy đến. Bạn chọn một vị trí ngồi cao sao cho chân không chạm đất, ngả đầu về phía tai không bị tổn thương và từ từ nằm xuống, giữ nguyên tư thế trong 30 phút. Sau đó, bạn nhanh chóng ngồi dậy, trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 3 lượt cho đến khi không còn cảm thấy chóng mặt.
7.4 Hết chóng mặt với bài tập Epley
Phần lớn những trường hợp chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV) do sự di chuyển của các tinh thể canxi cacbonat ở ống bán khuyên sau (biểu hiện qua rung giật nhãn cầu), các bác sĩ sẽ áp dụng nghiệm pháp Epley để tái định vị cho các tinh thể này.
Bệnh nhân sẽ thực hiện bài tập Epley theo các bước sau:
- Ngồi trên giường, đặt gối tại vị trí sao cho vai sẽ tựa lên gối khi nằm xuống
- Xoay đầu 45 độ về bên tai có vấn đề, từ từ nằm xuống và đặt vai lên gối
- Cố định tư thế này trong 15 - 30s
- Xoay đầu về bên tai còn lại, giữ nguyên tư thế trong 30s. Sau đó từ từ nghiêng cả người về hướng đó và tiếp tục đợi trong 30s.
- Trở về tư thế ngồi thẳng trên giường, duỗi thẳng chân.
Bên cạnh những phương pháp trị chóng mặt kể trên, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C, B6, B9, sắt, magie vào chế độ ăn hàng ngày, uống đủ nước, bổ sung một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu lên não và cải thiện rối loạn tiền đình; hạn chế dung nạp cà phê, rượu, bia, đồ ăn nhiều muối, đường, bột ngọt, thực phẩm lên men. Đồng thời, việc nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, lo âu, không ngồi một chỗ quá lâu, vận động nhẹ nhàng cũng góp phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa triệu chứng chóng mặt một cách hiệu quả.
Hy vọng các cách trị chóng mặt trong bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát và giảm cảm giác khó chịu do chứng bệnh này gây ra. Nếu chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.