3 Cách hạ sốt cho trẻ bằng cây, lá NHỌ NỒI (cỏ mực) hiệu quả, an toàn

20-11-2023 11:17:52

Nhọ nồi là loài thực vật có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là khả năng điều hòa thân nhiệt. Vậy cây nhọ nồi hạ sốt có thực sự hiệu quả không? Nếu có tác dụng thì dùng cây nhọ nồi giảm sốt thực hiện ra sao? Hãy khám phá cách giảm sốt nhanh chóng từ cây nhọ nồi ngay trong bài viết dưới đây.

I - Những công dụng của cây nhọ nồi

Nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực với dáng cây mọc đứng, cao từ 30 - 40cm hoặc phát triển hơn. Thân cây tròn có lông cứng với màu lục hoặc đỏ tía, trên thân cây có các nhánh hoa nhỏ tựa như búp sen. Ở nước ta, nhọ nồi xuất hiện nhiều ở các vùng đồng bằng, khu vực miền núi và cả ở trung du nên rất dễ kiếm.

Nhọ nồi là dược liệu quý của nền Y học Cổ truyền với các công dụng như sau:

  • Cỏ mực dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu cả bên trong lẫn bên ngoài. Cây còn dùng với người có biểu hiện ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu.
  • Nhọ nồi được sử dụng để chữa sởi, viêm họng, lao phổi, di mộng tinh.
  • Lá cây cỏ mực làm giảm hiện tượng rụng tóc, nấm da.
  • Nhọ nồi sử dụng làm thuốc trị nhức đầu, đau răng.

Ngoài ra, theo các Đông y, nhọ nồi có tác dụng tốt với mọi bộ phận trong cơ thể. Một số loại thuốc mỡ bôi da có nguyên liệu chính là nhọ nồi với hiệu quả chữa trị vượt trội.

II - Cây nhọ nồi có giúp hạ sốt không?

Người thân nhiệt cao có thể sử dụng cây nhọ nồi hạ hạ sốt nhanh, hiệu quả. Lý do là bởi trong cây nhọ nồi có chứa alkaloid, caroten, tinh dầu và nhiều hợp chất khác có tính kháng khuẩn.

Nghiên cứu cho thấy, các tinh chất từ cây nhọ nồi có khả năng ngăn chặn 9 loại vi khuẩn nguy hiểm như: tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, Bacillus anthracis và subtilis, vi khuẩn liên cầu. Dựa trên tác dụng tuyệt vời đó mà cây nhọ nồi còn là bài thuốc giúp phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm khác.

Ngoài ra theo Đông Y, cây nhọ nồi còn là dược liệu quý có tính hàn, có vị chua tự nhiên. Tận dụng các đặc điểm đó mà nhọ nồi được chế biến thành phương thuốc giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ hoạt động của men gan.

III - Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hạ sốt an toàn và tác dụng nhanh chóng nên được nhiều gia đình sử dụng để điều chỉnh thân nhiệt. Dưới đây là một số cách mà cha mẹ có thể áp dụng nhằm giảm sốt cho con hiệu quả

1. Uống nước nhọ nồi để hạ sốt

Nước nhọ nồi dễ uống nên phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cách làm nước nhọ nồi cho trẻ uống như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá nhọ nồi, rửa sạch dưới vòi nước lớn sau đó để cho khô nước.
  • Lấy lá nhọ nồi cho vào nồi để đun sôi và để nguội.
  • Đem đi xay nhuyễn hoặc giã nát, loại bỏ bã và lấy phần nước cho trẻ uống.
  • Cho trẻ uống nước nhọ nồi khoảng 2 - 3 lần/ngày có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.

2. Tắm nước cây nhọ nồi hạ sốt

Cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng cách tắm nước cây nhọ nồi bằng cách như sau:

  • Chuẩn bị 100 gam cây nhọ nồi (đã bỏ phần rễ), 1.5 lít nước.
  • Rửa cây nhọ nồi với nước, sau đó ngâm cây nhọ nồi vào nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn hoặc nhựa cây.
  • Đun sôi 1,5 lít nước sau đó cho lá cây nhọ nồi đun từ 15 - 20 phút. Sau đó tắt bếp, mở vung nồi để nước nguội bớt.
  • Loại bỏ lá, lấy phần nước lá cây và hòa vào với một chút nước ấm để tắm cho bé.

Khi tắm cây nhọ nồi hạ sốt cho bé thì nên tắm khoảng 5 - 10 phút. Gia đình không nên tắm lâu và trong lúc tắm cần tiến hành trong môi trường kín gió để trẻ tránh cảm lạnh.

3. Áp dụng cách đắp lá nhọ nồi hạ sốt

Đắp lá nhọ nồi để hạ sốt là cách được áp dụng sẽ giúp cơ thể của trẻ điểu chỉnh thân nhiệt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 1 nắm cỏ nhọ nồi (bỏ phần rễ), ngâm cỏ nhọ nồi vào nước muối pha loãng và xay nhuyễn, hoặc giã nát.
  • Bọc cây nhọ nồi đã được giã nát vào trong một chiếc khăn mềm sạch, sau đó bọc khăn quanh trán hoặc vùng bẹn.
  • Khi trẻ đã hạ sốt thì nhấc khăn ra, đồng thời lấy một chiếc khăn mềm khác để lau lên vùng da đã đắp cỏ nhọ nồi.

IV - Chú ý khi sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt

Sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt có thể đem lại nhiều hiệu quả cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây để tận dụng tối đa công dụng của nhọ nồi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:

  • Trẻ bị cảm cúm kèm theo tăng thân nhiệt, khi dùng nhọ nồi thì cha mẹ có thể giữ lại phần bã. Lấy phần bã này cho vào một chiếc khăn mềm sạch, sau đó dùng chúng để lau các bộ phận trên cơ thể bé (nách, bẹn, gan bàn chân) để giúp bé không còn cảm thấy khó chịu nữa.
  • Trong quá trình cho bé sử dụng nhọ nồi để hạ sốt, cha mẹ không nên cho trẻ ngồi quạt với cường độ mạnh hoặc bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 25 độ C).
  • Khi uống nước cây nhọ nồi hạ sốt không ăn kèm với các loại thực phẩm có tính hàn (cá, tôm, hải sản) hoặc đồ ăn chiên rán, mỡ hoặc nội tạng động vật. Khi kết hợp các nguyên liệu trên có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh, khiến cho trẻ khó hạ sốt hơn.
  • Nếu sau khi dùng nhọ nồi mà trẻ vẫn chưa hạ sốt, kèm theo các biểu hiện nổi mẩn đỏ, quấy khóc… thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị để khắc phục kịp thời.

Sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Cây nhọ nồi là nguyên liệu tự nhiên giúp trẻ điều chỉnh thân nhiệt trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần kết hợp thêm với chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh để trẻ tăng cường sức đề kháng, và sớm khỏe mạnh trở lại nhé!

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //