3 cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá đơn giản dễ thực hiện

15-03-2023 06:40:02

Nhiệt miệng xảy ra khi chức năng đề kháng bị suy giảm khiến vi khuẩn, virus tác động vào các khu vực trên khoang miệng. 3 cách sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng giúp hết viêm loét, sưng đau...

I. Rau diếp cá chữa nhiệt miệng có hiệu quả không?

Nhiệt miệng ban đầu sẽ xuất hiện một tổn thương nhỏ sau đó dần dần sẽ lan ra tạo thành vết thương lớn hơn khiến cơn đau tăng lên. Nhiệt miệng có thể tự khỏi và không tác động từ thuốc, tuy nhiên nó sẽ kéo dài từ 10-15 ngày.

Nhưng nếu, cải thiện nhanh mà không cần đến thuốc dân gian ta có một phương pháp chữa từ lá diếp cá, mang tới kết quả điều trị nhanh.

Rau diếp cá là loại rau tìm khá dễ, mọc tốt ở những vị trí ẩm ướt. Là loại cây có mùi tanh nên không dễ để sử dụng nhưng thành phần trong diếp cá lại là một bài thuốc đông y tốt cho cơ thể.

  • Đối với đông y rau diếp cá là loại cây có vị cay, có tính lạnh với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, mủ...
  • Đối với tây y, theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong cây có chứa hàm lượng kháng sinh decanoyl-acetaldehyd với tác dụng kháng khuẩn, thải độc, tăng khả sức đề kháng. Giúp tiêu diệt ký sinh trùng và nấm tồn tại trong cơ thể.

 


II. Các cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

1. Rau diếp cá ép lấy nước

Các bước thực hiện rau diếp cá chữa nhiệt miệng khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian.

  • Chuẩn bị 100g rau diếp cá, loại bỏ lá già, vàng, thối sau đó rửa sạch để cho ráo nước.
  • Sau khi đã thấy ráo nước đem vào giã hoặc xay nhuyễn chắt lấy nước uống hằng ngày.
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, sẽ cảm thấy tình trạng được cải thiện.

 


2. Sắc lấy nước

Đối với những ai không thể ăn rau diếp cá sống thì có thể thực hiện theo phương pháp này.

  • Dùng 2-6g rau diếp cá, rửa sạch bằng nước.
  • Cho rau vào sắc với nước, chắt lại bã lấy nước uống.
  • Uống liên tục trong vòng nhiều ngày nhưng có thể cải thiện lâu hơn so với cách làm nước ép.

3. Ăn sống

  • Dùng lá rau diếp cá đã rửa sạch để ăn chung với các loại rau sống khác như xà lách, bạc hà, húng...
  • Ăn trực tiếp rất nhanh gọn tuy nhiên chỉ phù hợp được với những ai chịu được mùi tanh từ nó.
  • Có thể ăn hằng ngày trong bữa ăn để có thể cải thiện nhiệt miệng.

 


III. Một số loại rau lá khác tác dụng giảm nhanh nhiệt miệng

Các loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, các loại vitamin có lợi cho cơ thể, giúp chống chọi được với nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, không chỉ riêng rau diếp cá mới có tác dụng trị nhiệt miệng ngoài ra còn có rau má, rau ngót, húng chó.

  • Rau ngót: Theo đông y có tác dụng làm mát, hoạt huyết, giải độc tốt.
  • Rau má: Rửa sạch ăn sống hoặc đun lấy nước làm giảm vết loét, thanh mát và có tác dụng tốt cho da.
  • Lá húng chó: Tính ấm cho lá húng có tác dụng làm mát, giảm đau, chống viêm.

Với những loại lá này, người bị nhiệt miệng có thể lấy lá ăn sống, xay, giã hoặc đun tùy thuộc vào sở thích mỗi người.

Nếu không muốn sử dụng thuốc kháng sinh để giúp tiêu viêm, cải thiện tình trạng nhiệt miệng, thì có thể tham khảo các cách sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng hoặc một số loại rau xanh như trên.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //