10 người ở Gia Lai bị phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19
Ngày 10/3, Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai cho biết đang triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 90 người. Sau khi tiêm, một số người có phản ứng nhẹ.
Ngày 9,10/3, Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai đã tiến hành phối hợp để tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 90 nhân viên y tế. Trong đó có 61 người nhân viên y tế thuộc Bệnh viện Dã chiến Gia Lai và còn lại là nhân viên y tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Số cán bộ, nhân viên y tế này đều thuộc nhóm tiêm vaccine AstraZeneca đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Chương trình tiêm bắt đầu hôm 9/3, dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
Trước khi tiêm vắc xin, các nhân viên y tế đều được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Nguồn: Dân trí.
Sau khi tiêm, một số nhân viên y tế đã gặp những phản ứng phụ với vaccine Covid-19. Trong đó, đáng lưu ý là trường hợp 5 phút sau tiêm, một nữ điều dưỡng (có tiền sử hen phế quản) bị phản ứng phụ nặng, ở cấp độ 2, với các triệu chứng tê quanh miệng, nôn mửa, chóng mặt, tức ngực, khó thở. 8 người bị phản ứng nhẹ, ở cấp độ 1, sau 10 phút đến một giờ kể từ khi tiêm bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó chịu ở vùng da.
Khi đó, đội phản ứng cấp cứu đã tiến hành kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch đã dự tính trước. Trong chiều 9/3, sức khỏe của nữ điều dưỡng đã bình thường trở lại. Đến sáng ngày 10/3, bệnh viện đã điều xe để đưa nữ điều dưỡng trở về nhà nghỉ ngơi.
Còn 9 người khác có phản ứng nhẹ, ở cấp độ 1. Sau 10 phút đến 1h, kể từ khi tiêm bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó chịu ở vùng da. Sau đó, sức khỏe đã trở lại bình thường.
Bác sỹ Nguyễn Tấn Phúc, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai cho biết,cho biết: “Đây cũng là những triệu chứng, phản ứng thường thấy khi tiêm vắc xin. Nên cũng không phải lo lắng nhiều. Trước khi tiêm, bệnh viện đã chuẩn bị các phương án để kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng với vaccine Covid-19".
Hiện nay, tỉnh Gia Lai vẫn đang khẩn trương tiêm vắc xin Covid-19 cho lực lượng ở tuyến đầu chống dịch. Nguồn: Dân trí
Ngày 10/3, ngành Y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục tiêm vaccine Covid-19 cho cán bộ y tế ở một số khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Nhằm đảm bảo an toàn trong khi tiêm vaccine, Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai đã xây dựng quy trình 5 bước rất chặt chẽ. Đồng thời, chuẩn bị một kíp trực cấp cứu ngay tại khu vực sau tiêm, cùng với máy móc hiện đại. Những người sau khi tiêm vaccine Covid-19 đều phải ở lại 30 phút - 1h để theo dõi, kiểm tra sức khỏe.
Người đang bị sốt, ho, khó thở không được tiêm chủng và được hướng dẫn để chờ sau khi hết ốm mới trở lại tiêm.
Bộ Y tế phân bổ cho Gia Lai 1.900 liều vaccine Covid-19, ưu tiên lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Trong đó Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Gia Lai 1.800 liều, Bệnh viện Dã chiến tỉnh 100 liều.
Covid-19 tại Gia Lai được phát hiện đầu tiên ở thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa hôm 30/1, sau đó lan ra huyện Krông Pa, huyện Phú Thiện và TP Pleiku. Tất cả đều liên quan đến ổ dịch tỉnh Hải Dương. Tổng số ca dương tính trên địa bàn là 27. Hơn 27 ngày qua, Gia Lai không ghi nhận thêm ca Covid-19. Hiện tại còn 9 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến, sức khỏe ổn định.
Từ ngày 8/3, Bộ Y tế bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất Việt Nam, dự kiến với 100.000 liều tiêm vaccine Covid-19 trong năm nay. 117.600 liều vaccine đầu tiên của AstraZeneca được ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Sau hai ngày triển khai, 522 người đã được tiêm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, lực lượng chống dịch ở Hải Dương, Hà Nội, Gia Lai.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, người trước khi tiêm vaccine Covid-19 đều phải được khám sàng lọc, ở lại điểm tiêm chủng sau tiêm 15-20 phút để theo dõi đến khi không xuất hiện triệu chứng bất thường mới được về nhà. Người đang bị sốt, ho, khó thở không được tiêm chủng, khuyến cáo không đến nơi tiêm chủng.