10 mẹo hay trị ốm vặt cho trẻ, mẹ phải biết để nuôi con nhàn tênh mà luôn khỏe mạnh
Có rất nhiều mẹo vặt được áp dụng hiệu quả khi nuôi con. Bố mẹ hãy tham khảo nhé!
Mẹo hay trị ốm vặt cho trẻ, mẹ nhất định phải biết. Ảnh minh họa
Khi trẻ bị bỏng
Trẻ bị bỏng nước sôi bạn cần chườm đá lạnh làm dịu vết bỏng của trẻ ngay lập tức, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ để biết có nên cho trẻ đi đến viện không.
Lưu ý tuyệt đối không dùng kem đánh răng thoa lên vết bỏng của bé, vì có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng nặng hơn.
Trị tật mút tay cho trẻ
Nhiều trẻ có thói quen đưa lên mút, khi đó mẹ hãy làm cho bàn tay trẻ luôn bận rộn với các món đồ chơi. Đồng thời khi thấy trẻ mút tay mẹ nên kéo tay trẻ ra ngay lập tức rồi nhẹ nhàng đánh yêu vào tay trẻ, trẻ sẽ biết đó là hành động sai và bỏ tật xấu này.
Giúp trẻ không sốt khi mọc răng
Với hầu hết mọi trẻ em, khi chiếc răng đầu tiên nhú lên sẽ gây sốt. Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ đủ 3 tháng 10 ngày mẹ giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt và thoa lên lợi trẻ sẽ giúp trẻ không bị sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên và cả những lần sau.
Giảm đau khi mọc răng
Trước khi răng mọc lên trẻ sẽ bị sốt, sau khi chiếc răng nhú lên trẻ sẽ phải đối diện với những cơn đau ở phần răng mới nhú. Việc nên làm là mẹ cho 1 chiếc thìa inox vào tủ mát vài phút rồi dùng chiếc thìa này áp vào chỗ răng đau của trẻ, hơi lạnh sẽ giúp bé giảm đau, dễ chịu hơn.
Trị tiêu chảy
Dùng cà rốt nấu nước cho trẻ uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Hoặc mẹ rang gạo thật vàng sau đó nấu nước cho trẻ uống thay nước cũng rất hiệu nghiệm, vừa bù mất nước vừa có tác dụng trị tiêu chảy.
Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nếu ăn uống bình thường và quá 5 ngày vẫn chưa đi “nặng” được là trẻ bị táo bón. Mẹ hãy dùng một chiếc tăm bông thấm mật ong đã pha loãng với ít nước và ngoáy nhẹ vào hậu môn trẻ từ 3-5 phút (chỉ đưa hết phần bông gòn trên đầu tăm vào) trẻ sẽ đi “nặng” ngay sau đó.
Mẹo hay trị ốm vặt cho trẻ hiệu quả để nuôi con nhàn tênh. Ảnh minh họa
Trị tật đái dầm
Dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng không nên cho trẻ uống nước, uống sữa đồng thời cho trẻ đi tè trước khi ngủ.
Bé bị chảy máu cam
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết.
Trẻ bị hóc xương cá
Bạn cần dùng đèn pin kiểm tra xem bé bị hóc xương ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ bạn có thể dùng mẹo sau: dùng tép tỏi, hoặc hạt tiêu đưa gần sát lỗ mũi trẻ, nghe những mùi này trẻ sẽ hắt hơi lập tức và khạc xương cá ra ngoài. Trường hợp nặng cần cho bé nhập viện để bác sĩ xử trí.
Trẻ hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7-10 cái ở phần giữa xương bả vai để bé nôn, khạc dị vật ra ngoài.