Xác định các nguyên nhân chính gây đau đại tràng dai dẳng
Đại tràng là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Các cơn đau đại tràng biểu hiện tình trạng rối loạn chức năng hoặc cấu trúc, hoặc viêm, nhiễm trùng ở đại tràng.
Đau đại tràng do nhiều nguyên nhân gây nên
Đau đại tràng là gì?
Đại tràng dài khoảng 1,5m và bao quanh bụng từ bên phải, đi ngang và xuống bên trái, sau đó đi xuống phần thấp nhất của ruột kết là trực tràng. Trực tràng kết nối với hậu môn, là lỗ mở để phân ra khỏi cơ thể.
Đại tràng co lại khi nó di chuyển thức ăn đã tiêu hóa và chất thải. Khi đại tràng khỏe mạnh, những cơn co thắt này không gây đau đớn và mọi người hiếm khi cảm nhận thấy.
Tuy nhiên, một số tình trạng ảnh hưởng đến ruột kết có thể gây đau và khó chịu như khi ruột kết bị kích thích, viêm nhiễm, nhiễm trùng, tắc nghẽn hoặc trở ngại khiến các cơn co thắt mạnh có thể xảy ra.
Do đường đi quanh co của ruột kết qua bụng, nên cơn đau đại tràng có thể xuất hiện ở một số khu vực khác nhau. Ví dụ, một số có thể bị đau bụng nói chung, trong khi những người khác có thể cảm thấy đau ở một vị trí cụ thể. Mọi người cũng có thể cảm thấy đau ở khu vực trực tràng, ngay phía trên hậu môn. Cơn đau này có thể cảm thấy buốt, nhói, âm ỉ hoặc nhức.
Đại tràng có cấu tạo uốn lượn vòng quanh ổ bụng
Nguyên nhân nào gây đau đại tràng?
Một số rối loạn đường tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau ở đại tràng:
Táo bón
Khi phân quá lớn hoặc quá cứng sẽ không thể đi ra ngoài đại tràng và trực tràng một cách thoải mái. Điều này có thể gây đau bụng và đau gần trực tràng, hậu môn. Đôi khi, phân cứng có thể gây rách niêm mạc hậu môn hoặc nứt hậu môn, dẫn đến chảy máu và đau khi đi tiêu.
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau, từ không dung nạp thức ăn đến virus và vi khuẩn. Tiêu chảy xảy ra khi đại tràng co bóp quá thường xuyên, gây ra phân lỏng hoặc nước. Những cơn co thắt nhanh này có thể gây đau bụng và co thắt đại tràng. Phân lỏng cũng có thể gây kích ứng hậu môn, gây đau và châm chích.
Tiêu chảy thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nếu do virus hoặc không dung nạp thức ăn gây ra. Tuy nhiên, một số vi khuẩn và bệnh lý có thể gây tiêu chảy nặng và có thể dẫn đến mất nước.
Đại tràng co bóp quá mức gây tiêu chảy và đau bụng
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa thường gây đau quặn ở đại tràng, thường xảy ra vào lúc đi cầu, đi kèm với các triệu chứng khác như: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, có chất nhầy trong phần.
Bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa là một tình trạng trong đó ruột kết hình thành các túi nhỏ hoặc túi trong thành của nó. Nếu bất kỳ túi nào trong số này bị viêm, nó có thể gây đau trong hoặc xung quanh ruột kết và các triệu chứng khác như: phân lỏng hoặc tiêu chảy, co thắt ở bụng, máu trong phân, sốt, buồn nôn, nôn mửa.
Viêm ruột
Viêm ruột đề cập đến một nhóm các tình trạng gây viêm trong đại tràng bao gồm:
- Viêm loét đại tràng đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đại tràng với các vết loét.
- Bệnh Crohn: được đặc trưng bởi tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa. Trong khi đó, bệnh viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng.
- Viêm đại tràng truyền nhiễm: Trong tình trạng này, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây kích ứng và sưng đại tràng.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ: Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu đến ruột kết, có thể gây đau và tổn thương.
- Viêm đại tràng do bức xạ: Điều trị ung thư bằng bức xạ đôi khi gây ra viêm đại tràng do bức xạ.
- Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng viêm chỉ có thể nhìn thấy khi kiểm tra bằng kính hiển vi đối với các mẫu mô. Tình trạng này có triệu chứng tiêu chảy ra nước nhưng thường ít nghiêm trọng hơn các nguyên nhân viêm khác.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể gây đau bụng gần khu vực đại tràng, cũng như: thay đổi nhu động ruột, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy, máu đỏ tươi trong phân, phân màu sẫm, mệt mỏi, sút cân.
Đau đại tràng ngang là đau ở đâu?
Đại tràng là đoạn ruột kéo dài từ đại tràng góc gan ngang qua ổ bụng đến đại tràng góc lách, có chiều dài khoảng 45-55cm. Viêm đại tràng ngang có thể dẫn đến những cơn đau bụng xuất hiện ở vùng thường vị, đau từng đợt, âm ỉ.
Đau đại tràng kiêng ăn gì?
Có một số loại thực phẩm có thể góp phần gây viêm ruột kết hoặc tăng tình trạng viêm. Thịt đỏ, thực phẩm chiên, đường tinh luyện và carbohydrate, rượu và cà phê đều có thể gây đầy bụng và kích thích phản ứng viêm thêm trầm trọng. Nếu bạn đang bị đau đại tràng, hãy hạn chế những thực phẩm này. Một số thực phẩm khô cứng có thể gây khó tiêu và tổn thương niêm mạc ruột, nên tránh khi bị đau đại tràng như: ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả sấy, bắp rang bơ.
Hệ vi sinh đường ruột thường bị mất cân bằng khi bị viêm đại tràng, do đó nên tránh các thực phẩm tanh sống như nem chua, rau sống, gỏi, tiết canh. Các vi sinh vật tồn tại trong các thực phẩm này có thể gây hại cho đại tràng và gây đau bụng.
Người bị đau đại tràng nên kiêng đồ khô cứng khó tiêu
Giảm đau đại tràng nhờ thuốc Đông y
Trong Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm đại tràng hiệu quả, trong đó điển hình là bài thuốc đại tràng có cơ chế hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, khó tiêu, phân lỏng nát hoặc táo bón nhờ mà còn tác động dần dần vào cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc đại tràng, nhờ vậy sẽ giúp đại tràng khỏe mạnh, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện bài thuốc đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc đại tràng hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu thắc mắc “đau đại tràng uống gì”, người bệnh có thể tham khảo sử dụng.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |