Viêm xoang chảy máu mũi có nguy hiểm không?
Viêm xoang là bệnh lý đi kèm với nhiều triệu chứng gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục, mệt mỏi, đau đầu, mất khứu giác... Trong đó có một triệu chứng mà nếu gặp phải cũng khiến người bệnh vô cùng hoang mang đó là viêm xoang bị chảy máu mũi.
I. Viêm xoang có chảy máu mũi không?
Viêm xoang là hiện tượng hốc xoang bị viêm nhiễm trùng khiến niêm mạc xoang mũi sưng tấy, các mao mạch phồng to và luôn trong nguy cơ dễ bị vỡ ra gây chảy máu. Lúc này chỉ cần một tác động nhẹ từ bên ngoài cũng có thể khiến viêm xoang chảy máu mũi.
Cả mũi trước và mũi sau đều có rất nhiều mao mạch máu vì vậy khi bị chảy máu mũi do viêm xoang có thể chia thành 2 dạng chính sau:
1. Chảy máu mũi trước
Phần trước mũi là vách ngăn, đây là một xương sụn mềm mỏng manh nhất của mũi. Có thể coi vách ngăn này như một bức tường ngăn cách giữa 2 bên cánh mũi, chứa rất nhiều mao mạch máu. Khi các mao mạch này vỡ ra sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết chảy máu cam, trường hợp này thường không nguy hiểm và bạn có thể xử lý ngay tại nhà.
2. Chảy máu mũi sau
Viêm xoang chảy máu mũi sau là trường hợp chảy máu xảy ra ở sâu trong lòng mũi, thường là do xuất huyết ở các mao mạch lớn hơn. Hiện tượng này thường nghiêm trọng hơn chảy máu mũi trước và là triệu chứng của nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Ở những người bị viêm xoang lâu năm, bệnh tiến triển nặng thì chảy máu là hiện tượng thường dễ xảy ra đi cùng với những cơn đau đầu mệt mỏi triền miên. Nếu lượng máu chảy quá nhiều, đây chắc chắn là triệu chứng của tình trạng chảy máu do vỡ mao mạch ở mũi sau.
Viêm nhiễm trùng xoang cùng niêm mạc xoang mũi mao mạch sưng tấy dẫn tới nguy cơ dễ bị chảy máu mũi dù khi tác động một lực nhỏ
II. Biểu hiện của viêm xoang chảy máu mũi
Mặc dù nguyên nhân xuất phát là do viêm xoang gây chảy máu mũi nhưng lại có biểu hiện khá đa dạng như dưới đây:
- Dịch nhầy chảy ra từ mũi có thể lẫn các tia máu.
- Dịch mũi có màu nâu: Do máu mũi bị tắc nghẽn chưa chảy ra ngoài ngay dẫn tới bị khô lại hoặc chuyển sang màu nâu, màu gỉ sắt lẫn cùng với nước dịch mũi.
- Dễ dàng và thường xuyên bị xuất huyết, nhất là khi xì mũi mạnh.
- Dịch mũi có mùi máu tanh.
- Va chạm ở đầu mũi dẫn tới máu từ mũi chảy ra nhiều.
- Nghẹt mũi đờm họng có lẫn máu: Do viêm xoang chảy máu xuống họng đi theo cùng với dịch đờm.
III. Viêm xoang chảy máu mũi có nguy hiểm không?
Hầu hết hiện tượng viêm xoang chảy máu mũi trước thường không đáng lo ngại. Khi gặp tình trạng này bạn cần ngồi thẳng đầu hơi cúi về trước để đào thải hết dịch huyết ra ngoài. Sau đó dùng hai ngón tay kẹp hai cánh mũi thật chặt duy trì trong vòng từ 5 đến 10 phút để tạo áp lực giúp lành vết thương, đông máu và máu sẽ dừng chảy.
Nếu sau khi thực hiện phương pháp trên máu vẫn tiếp tục chảy với thời gian trên 15 phút hoặc đã dừng chảy sau khi sơ cứu nhưng sau đó lại chảy máu tiếp thì khả năng cao bạn đã nằm trong trường hợp viêm xoang gây chảy máu mũi sau. Nếu tình trạng viêm xoang chảy máu mũi thường xuyên diễn ra và lặp lại trong thời gian dài, người bệnh không nên chủ quan vì có thể đây là dấu hiệu viêm xoang chuyển sang mãn tính hoặc gây biến chứng sang các tình trạng nguy hiểm hơn như:
- Biến chứng tại mắt: Viêm nhiễm trùng mắt, nhãn cầu bị lồi, viêm túi lệ…
- Biến chứng não: Viêm nhiễm trùng não, màng não...
- Biến chứng tai: Viêm tai giữa, sưng mủ…
- Biến chứng liên quan đến mũi: Cong vẹo sống hay cánh mũi, mũi bị hếch lên…
- Biến chứng tại xương: Tổn thương xương khớp, đau nhức…
Viêm xoang bị chảy máu mũi nếu tiếp diễn thường xuyên và hay tái lại có thể là dấu hiệu của nhiều biến chứng nguy hiểm ở vùng lân cận
IV. Nguyên nhân gây ra viêm xoang chảy máu mũi
Như đã nhắc đến ở trên, viêm nhiễm trùng xoang dẫn tới niêm mạc xoang mũi và các mao mạch bị sưng viêm trở nên dễ vỡ. Lúc này chỉ một vài tác động dù nhỏ thôi từ bên ngoài cũng có thể xảy ra tình trạng chảy máu mũi. Nguyên nhân hay tác động từ bên ngoài khiến viêm xoang bị chảy máu mũi cũng khá đa dạng như sau:
1. Xì mũi quá mạnh
Xì mũi thường là thói quen tự nhiên của mọi người khi muốn tống khứ dịch nhầy ra ngoài. Tuy nhiên việc xì mùi dùng lực quá mạnh hay thực hiện việc này quá thường xuyên cũng rất dễ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và xuất huyết chảy máu.
2. Vệ sinh mũi sai cách
Nhiều người lựa chọn cách vệ sinh mũi để phòng tránh viêm xoang tái phát hoặc giảm nhẹ triệu chứng bệnh, thông thoáng mũi. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại thuốc xịt rửa hoặc rửa với tần suất lớn khiến niêm mạc mũi bị khô, mỏng hơn, dễ bị xung huyết hơn. Lúc này chỉ cần hắt hơi hoặc xì mũi nhẹ thôi cũng có thể dẫn tới viêm xoang chảy máu cam.
Lạm dụng thuốc xịt mũi cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang chảy máu mũi
3. Do thời tiết thay đổi bất thường
Thay đổi thời tiết là một trong các yếu tố nguy cơ bùng phát viêm xoang, đặc biệt là tiết trời hanh khô, độ ẩm thấp. Niêm mạc mũi xoang lúc này dễ kích ứng hơn, nứt nẻ khô gây tổn thương các mao mạch, kết hợp với vi khuẩn thâm nhập cùng với hắt hơi hoặc xì mũi gây xung huyết lẫn vào dịch chảy nước mũi.
4. Tiếp xúc với yếu tố dị nguyên quá thường xuyên
Càng tiếp xúc với các dị nguyên, mũi của bạn càng dễ bị kích ứng. Mức độ kích ứng càng nhiều thì nguy cơ xung huyết hay chảy máu mũi càng dễ xảy ra.
5. Thói quen ăn uống
Sở thích hay ăn uống nhiều đồ cay nóng, khiến cơ địa dễ kích ứng, nóng trong và mũi xoang dễ bùng phát tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, rượu bia và thuốc lá cũng là các yếu tố hàng đầu gây bộc phát đợt viêm xoang, góp phần gây ra tình trạng viêm xoang chảy máu mũi.
6. Hay ngoáy mũi
Thói quen hay ngoáy mũi khi bị ngứa mũi hoặc gỉ mũi khô gây khó chịu vô hình chung làm niêm mạc mũi bị tác động, tổn thương và là nguy cơ khiến các mao mạch bị vỡ gây chảy máu mũi. Trường hợp này thường xảy ra với trẻ nhỏ hơn do các em chưa ý thức, tập trung hoặc chưa duy trì hình thành thói quen tốt được.
Thường xuyên xì mũi mạnh hoặc ngoáy mũi khiến niêm mạc mũi tổn thương xuất huyết tác động gây viêm xoang chảy máu mũi
7. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc thường kèm theo các tác dụng phụ có hại cho mũi như chảy máu mũi, thậm chí các nhóm thuốc điều trị viêm xoang cũng khiến cho niêm mạc mũi xoang bị co mạch nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao, các chuyên gia luôn khuyến cáo người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
V. Điều trị viêm xoang chảy máu mũi
Thông thường khi bị viêm xoang chảy máu mũi, điều trước tiên nên thực hiện đó là cầm máu ngay tại chỗ sau đó mới đến các phương pháp điều trị tiếp theo.
1. Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ là bước đầu tiên khi bị viêm xoang chảy máu mũi mà bệnh nhân nên nghĩ đến, thực hiện theo các bước dưới đây:
- Người bệnh cần ngồi thẳng, không ngửa ra sau khiến máu chảy vào trong.
- Lau phần máu chảy ra ngoài bằng giấy hoặc khăn sạch, sau đó kẹp bóp nhẹ 2 cánh mũi trong khoảng 10 phút để máu ngưng chảy.
Nhiều người thường có xu hướng ngửa đầu ra sau với suy nghĩ máu sẽ bớt chảy ra ngoài và sẽ đỡ hơn, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Động tác này chỉ khiến mạch máu bị áp lực thêm và dòng máu càng chảy ra nhiều hơn và khó cầm máu. Thậm chí máu có thể chảy ngược về sau cổ họng gây sặc và ho.
2. Điều trị bằng thuốc
Mục đích của phương pháp điều trị này là chữa trị tận gốc bệnh viêm xoang từ đó ngăn chặn được triệu chứng chảy máu mũi.
1. Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp viêm xoang của bạn bị nhiễm trùng nặng và có nguy cơ xuất tiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trong đó có thành phần kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, niêm mạc mũi xoang sau đó sẽ khoẻ hơn và phục hồi trở lại.
Mặc dù vậy với nhóm loại thuốc kháng sinh, bất kỳ người bệnh nào cũng cần có sự kê đơn từ bác sĩ, dùng đúng theo chỉ định về thời gian và liều lượng.
2. Thuốc xịt thông mũi
Nếu tình trạng viêm xoang chảy máu mũi là do vỡ mao mạch máu, thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc xịt thông mũi cũng có tác dụng cầm máu và lành tổn thương tại chỗ. Với các loại thuốc này, liều chỉ định thường không kéo dài quá 5 ngày, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định.
3. Corticosteroid xịt mũi
Corticosteroid xịt mũi cũng được sử dụng tại chỗ, kết hợp kháng sinh giúp niêm mạc mũi nhanh lành, có tác dụng giảm sưng giảm viêm và phù nề mũi. Đây cũng là nhóm thuốc khi sử dụng cũng cần có sự chỉ định từ bác sĩ.
4. Nước muối sinh lý rửa mũi
Nước muối sinh lỹ được xem là biện pháp dễ kiếm và dễ sử dụng nhất để làm sạch khuẩn đường mũi. Vệ sinh mũi xoang có tác dụng hanh thông đường thở, đào thải dịch tiết đặc quánh ra ngoài, làm sạch ổ viêm nhiễm từ đó làm giảm sưng nề niêm mạc.
5. Phẫu thuật mũi xoang
Trong trường hợp các biện pháp nội khoa không còn đem tác dụng quá nhiều trong điều trị viêm xoang chảy máu mũi, viêm xoang tiến triển nặng nguy cơ cao hoặc đã dẫn đến biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành tiểu phẫu xoang.
Các phẫu thuật này có thể giảm tình trạng chảy máu khi viêm xoang bùng phát. Tuy nhiên vì sau phẫu thuật cấu trúc mũi xoang bị thay đổi, nên chỉ trong các trường hợp thực sự cần thiết bác sĩ mới tiến hành.
Tình trạng chảy máu do viêm xoang thường diễn ra vào giai đoạn viêm xoang đã diễn biến rất nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng này xảy ra hoặc cải thiện mũi xoang trước các diễn biến nặng nề, người bệnh nên sử dụng Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2.
Với công thức bào chế theo Ngự y mật phương - Quốc bảo y học triều Nguyễn, đã được lưu giữ qua hàng trăm năm. Bài thuốc trị xoang Ngự y mật phương mang lại tác dụng vượt trội trong tác dụng kiểm soát viêm xoang tiến triển, ngăn xoang tái lại bằng cách thay đổi cơ địa mũi xoang.
Nhờ cơ chế đặc biệt này, bài thuốc có khả năng thay đổi mức độ kích ứng mũi xoang. Cụ thể: Giảm dần mức độ mẫn cảm của mũi xoang khi gặp các yếu tố nguy cơ, từ đó giãn rộng khoảng cách tái phát, làm nhẹ đi các triệu chứng sau mỗi đợt tái, từ đó theo thời gian hạn chế bệnh bùng phát trở lại.
Chính vì vậy tình trạng chảy máu mũi do viêm xoang tái phát được xử lý tốt hơn, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Để xử lý tốt nhất cho tình trạng viêm xoang chảy máu mũi, tốt hơn hết người bệnh nên kiểm soát điều trị bệnh lý viêm xoang của mình. Chỉ khi bệnh lý gốc được giải quyết, biến chứng chảy máu mũi đi kèm mới được xử lý dứt điểm.