Top 4 cầu thủ xứ Nghệ có giá trị chuyển nhượng cao kỷ lục ở Việt Nam
Dưới đây là Top 4 cầu thủ cầu thủ xứ Nghệ có giá trị chuyển nhượng cao kỷ lục ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua.
Dương Hồng Sơn
Hơn chục năm trước, Dương Hồng Sơn là thủ môn hàng đầu của SLNA. Sau chức vô địch AFF Cup 2008 với vai người hùng, thủ môn gốc Quỳnh Lưu đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam năm đó và trở thành cái tên vô cùng hót trên thị trường chuyển nhượng của V.League.
Trước đó, Dương Hồng Sơn ký một bản hợp đồng 3 tỷ kéo dài 3 năm với Hà Nội. Tuy nhiên, sau 2 lần gia hạn hợp đồng với HN.T&T vào các năm 2011, 2014 đã giúp Hồng Sơn có số tiền lót tay gần 15 tỷ đồng.
Trọng Hoàng
Thành danh trong màu áo SLNA cũng như U23 và tuyển quốc gia Việt Nam, Trọng Hoàng được rất nhiều đại gia của bóng đá Việt Nam săn đón, thậm chí sau ASIAD 16, một cố CLB Nhật Bản ngỏ ý muốn có Trọng Hoàng của xứ Nghệ nhưng hảo thủ này từ chối xuất ngoại vì nhiều lý do khác nhau.
Trong quá khứ, CLB Xuân Thành Sài Gòn đã chuẩn bị sẵn số tiền 14 tỷ đồng để có được Trọng Hoàng. Tuy nhiên, Trọng Hoàng quyết định ở lại SLNA để cống hiến cho nơi mà mình đã được đào tạo. Sau đó, Trọng Hoàng gia nhập B. Bình Dương với số tiền thấp hơn nhiều là 7,5 tỷ/3 năm, một số tiền tương đối lớn vào thời điểm đó.
Nguyễn Công Phượng
Cầu thủ gốc Đô Lương trưởng thành từ lò đào tạo HAGL đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các CLB tại Thai League (Giải VĐQG Thái Lan) nhưng chưa một lần tới xứ chùa vàng chơi bóng.
Công Phượng lọt Top 4 cầu thủ xứ Nghệ có giá trị chuyển nhượng cao kỷ lục ở Việt Nam
Mới đây, một phóng viên thể thao Thái Lan cho rằng để có được chữ ký của tuyển thủ QG Việt Nam, các CLB Thái Lan sẽ phải bỏ ra khoảng 20 triệu baht, tức khoảng 13 tỷ đồng, thậm chí là gấp đôi số này nhưng đã bị bầu Đức từ chối.
Ngày 5/7/2019, Công Phượng chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng cho mượn một năm với CLB Sint-Truidense hiện đang thi đấu tại giải đấu cao nhất của Bỉ là Jupiler Pro League. Dù nhiều điều khoản trong bản hợp đồng không được tiết lộ nhưng nhiều người đồn đoán đội bóng của Bỉ đã chi tới 7 tỷ để sở hữu Công Phượng và trả cho tiền đạo của HAGL 700 triệu đồng tiền lương mỗi tháng.
Hiện Công Phượng thi đấu cho TP HCM với bản hợp đồng cho mượn từ HAGL cho tới hết V.League 2020 và nhận mức lương lên tới 120 triệu đồng/tháng, cao nhất trong số các cầu thủ nội tại V.League ngang ngửa với các ngoại binh có số má
Lê Công Vinh
Năm 2007, khi Công Vinh trở thành tiền đạo hàng đầu của SLNA ở đấu trường V.League, anh được Hà Nội T&T thời điểm đó định giá 1 triệu USD nếu rời SLNA đầu quân cho đội bóng thủ đô. Tuy nhiên, Cv9 đã quyết định gắn bó với đội bóng quê hương Nghệ An để đáp đền công ơn đào tạo, và không phụ lòng người hâm mộ nơi quê nhà.
Năm 2008, sau 4 năm cống hiến cho đội bóng quê hương, Lê Công Vinh đến Hà Nội T&T với số tiền lót tay kỷ lục thời điểm đó là 8 tỷ đồng. Năm 2012, Công Vinh gây choáng váng với người hâm mộ khi gia nhập CLB Hà Nội của bầu Kiên với số tiền kỷ lục 13 tỷ đồng. Năm 2015, B. Bình Dương có được chữ ký của Lê Công Vinh theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, mức lót tay từ 8 – 10 tỷ đồng.