Tăng estrogen có tốt không? Khi nào nên bổ sung estrogen?
Xu hướng bổ sung nội tiết tố vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh đang được nhiều chị em ưa chuộng, tuy nhiên tăng estrogen trong cơ thể đến mức độ nào và tăng nhiều liệu có tốt không? Nên tăng cường bao nhiêu là đủ? - Thì rất ít chị em có thể trả lời được.
1. Estrogen là gì?
Vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng bắt đầu sản xuất ra một loại hormone tên là estrogen. Đây là hormone đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể nữ giới:
- Đảm bảo hệ sinh sản hoạt động bình thường, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
- Thúc đẩy và duy trì sự phát triển sinh dục nữ như: ngực, mông, lông, tóc…
Estrogen được sản sinh ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, khi đó nó có tác dụng kích thích rụng trứng. Trong các ngày còn lại, hàm lượng nội tiết này sẽ giảm dần về mức bình thường.
Chúng giữ vai trò thiết yếu trong việc phát triển và duy trì chức năng sinh dục nữ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tổng thể.
Tuy nhiên, estrogen không phải là 1 hormone mà là 1 nhóm tổng hợp nhiều loại tiết tố nữ:
Estrogen E1 (Estrone)
Estrone được phân bố phần lớn tại các mô, tập trung nhiều ở bắp và mỡ. Đây là một dạng estrogen yếu, tuy nhiên sau giai đoạn mãn kinh nó vẫn tồn tại và duy trì chức năng của mình.
Estrogen E2 (Estradiol)
Đây là loại hormone hoạt động mạnh nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất cho cơ thể chị em chúng ta. Khi bị thiếu hụt, estradiol sẽ gây nên nhiều bệnh lý như: u xơ, ung thư nội mạc tử cung…
Estrogen E3 (Estriol)
Là sản phẩm thải của estradiol sau khi cơ thể sử dụng, estriol cũng tham gia vào điều hoà chức năng sinh sản cơ thể.
Giống estrone, estriol cũng là một loại hormone yếu và ít được biết đến. Chỉ khi vào thời kỳ mang thai, estrio mới được biết đến nhiều hơn.
Cấu trúc phân tử Estrogen
2. Tăng estrogen có tốt không?
Tăng hàm lượng estrogen là nhu cầu chung của hầu hết các chị em nhằm mục đích bổ sung lượng estrogen đã bị suy giảm.
Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà nhu cầu tăng estrogen có thể tốt hoặc không. Để biết chính xác, chị em phụ nữ nên đi khám để kiểm tra nồng độ estrogen trong cơ thể và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Với trường hợp bị thiếu hụt estrogen, việc tăng cường hay bổ sung estrogen vào cơ thể giúp duy trì và ổn định nội tiết tố, phòng ngừa và giảm các triệu chứng không mong muốn khi nội tiết tố suy giảm.
Với những người bị dư thừa estrogen, việc thiếu kinh nghiệm và lơ là trong việc đi kiểm tra tổng thể khiến lượng lớn estrogen được bổ sung vào gây dư thừa, không những không có hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược với cơ thể. Gây ra những bất thường về tâm và sinh lý cho cơ thể.
3. Phụ nữ khi nào nên tăng cường estrogen?
Vào tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, buồng trứng bắt đầu suy yếu, lượng estrogen sản sinh cũng giảm dần. Khi đó cơ thể sẽ bị thiếu hụt estrogen trầm trọng và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ tổng quan cơ thể như:
- Chức năng sinh dục suy giảm: kinh bắt đầu không đều, âm đạo khô hạn, giảm ham muốn, các bệnh phụ khoa viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện.
- Ngoại hình: Cơ thể tăng cân mất kiểm soát, vòng 1 và vòng 2 chảy xệ, không còn săn chắc.
- Da sạm, nếp nhăn: Da trở nên khô, nhăn, chảy xệ; độ đàn hồi giảm đáng kể và các vết nám, tàn nhang bắt đầu xuất hiện.
- Tâm lý thay đổi: Bốc hỏa, bực tức, hay cáu giận…
- Xuất hiện các vấn đề trong cơ thể: mất ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi, suy giảm trí nhớ, đau nhức xương khớp…
Lúc này chị em nên đi kiểm tra tổng quát, đo lường nồng độ nội tiết tố estrogen trong cơ thể và nhận được ý kiến tư vấn từ bác sĩ. Nếu có biểu hiện của sự suy giảm hàm lượng estrogen, chị em sẽ được chỉ định bổ sung thêm nội tiết tố để cân bằng sinh lý cơ thể.
4. Những đối tượng nào không nên bổ sung estrogen?
Các trường hợp dùng liệu pháp để bổ sung estrogen cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, ngoài ra nên theo dõi định kỳ để sớm phát hiện những bất thường.
Bên cạnh đó, một số trường hợp dưới đây nên cẩn trọng và không bổ sung estrogen:
- Trong gia đình có bà, mẹ, chị em được chẩn đoán ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
- Đối tượng ra huyết âm đạo nhưng không rõ nguyên nhân, có huyết khối ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng..
- Người mắc bệnh về gan mật, đang mang thai, có khối u lành hoặc ác tính ở vú, nội mạc tử cung.
- Người mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, tai biến, Lupus ban đỏ…
- Đặc biệt phụ nữ có tiền sử hoặc chỉ định bị tăng huyết áp tuyệt đối không được bổ sung thêm estrogen.
5. Các phương pháp tăng Estrogen
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp và thực phẩm tăng cường estrogen, tuy nhiên chị em nên tìm hiểu kỹ lưỡng điểm mạnh và điểm yếu của từng phương pháp để lựa chọn ra cách phù hợp nhất với bản thân:
5.1 Bổ sung và tái tạo estrogen từ Ngự Y Mật phương cung đình trứ danh
Xa xưa, giới hoàng tộc cung đình đã nhận thức được sự sụt giảm estrogen trong cơ thể dẫn đến thay đổi về vóc dáng, sắc đẹp và tâm lý cơ thể người phụ nữ. Vì vậy các ngự y trong Thái y viện được chỉ định nghiên cứu và dâng lên bài thuốc tốt nhất nhằm bổ sung hàm lượng nội tiết đã suy giảm kia.
Bài thuốc được kết hợp từ nhiều dược liệu quý cùng phương pháp bào chế tuyệt mật cung đình, không chỉ bổ sung hàm lượng estrogen bị thiếu hụt mà còn kích thích cơ thể tự sản sinh ra estrogen tự nhiên, hiệu quả lâu dài.
Hiện nay, bài thuốc được đưa vào sản xuất diện rộng tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất và vẫn giữ nguyên được tác dụng từ bài thuốc gốc, an toàn, lành tính với tối đa người dùng.
5.2 Bổ sung thực phẩm chứa nhiều estrogen
Thực vật họ nhà đậu từ trước đến nay đã được biết đến với hàm lượng estrogen cực lớn. Đặc biệt là tinh chất mầm đậu nành.
Chế biến các món ăn từ họ nhà đậu rất dễ dàng và tiện dụng mà hầu hết chị em nào cũng có thể thực hiện.
5.3 Chế độ khoa học lành mạnh
Tự xây dựng một chế độ sống khoa học, thể dục thể thao thường xuyên, sinh hoạt lành mạnh là cách đảm bảo estrogen được duy trì và sản sinh tối đa cho cơ thể.
Tập luyện thể dục thể thao còn giúp giữ được săn chắc tại các cơ, thon góc vóc dáng, hạn chế chảy xệ…
5.3 Tăng cường estrogen bằng cách dùng thuốc
Các sản phẩm về thuốc giúp bổ sung hàm lượng estrogen vào cơ thể dễ dàng, đem lại hiệu quả thấy rõ và phù hợp với tối đa người dùng.
Các dạng sử dụng của thuốc nôi tiết như: dạng viên, dạng ống, dạng gel bôi..
5.4 Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Đây là liệu pháp được sử dụng phổ biến trong việc bổ sung nội tiết tố làm hạn chế các triệu chứng xảy ra trong quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh.
Hormone được phóng thích trực tiếp vào máu, đi đến các mô và cơ quan khác nhau trong hệ sinh sản. Tuỳ từng triệu chứng mà tác dụng của HRT sẽ giữ được trong khoảng thời gian khác nhau.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng liệu pháp này, vì mối hại mà nó mang lại là rất lớn. Nó còn thể làm tăng nguy cơ ung thư hoặc tái phát ung thư, hay gây đông máu bất thường.
6. Những lưu ý khi tăng estrogen ở nữ giới
Quá trình tăng estrogen ở cơ thể nữ giới vừa bổ sung nội tiết tố cần thiết cho cơ thể, vừa giảm các triệu chứng vào giai đoạn tiền mãn kinh,mãn kinh. Tuy nhiên nếu bổ sung không đúng cách, cơ thể vừa suy giảm nội tiết vừa phải hứng chịu nhiều tác động không mong muốn:
- Chỉ sử dụng sau khi đã thăm khám và nhận chẩn đoán từ bác sĩ, tuân thủ liều dùng và sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không tự ý đổi liều, không tự ý thay thuốc hoặc phối hợp với các loại khác.
- Với các thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng, người dùng nên đọc kỹ thành phần tránh trường hợp mẫn cảm. Đồng thời tuân thủ liều dùng và khuyến cáo từ nhà sản xuất.
- Giữ cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học, sạch sẽ, lành mạnh, chăm luyện thể dục thể thao.
Bài viết này đã trả lời cho câu hỏi: “Tăng estrogen có tốt không?” và đưa ra các thông tin quan trọng, cần thiết với mỗi chị em có ý định tìm hiểu về estrogen. Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể là điều rất tốt, tuy nhiên việc này cần phải trải qua thăm khám để đánh giá hàm lượng cơ thể có thực sự cần bổ sung hay không. Tránh trường hợp dư thừa kéo theo nhiều vấn đề khó lường phát sinh.