Say rượu đau đầu uống panadol có sao không?

09-02-2023 13:52:46

Nhiều loại thuốc giảm đau thông thường, trong đó có cả panadol đều có nhãn cảnh báo quen thuộc: “Không nên uống với rượu”. Vậy say rượu uống panadol có sao không? Có gây nguy hiểm không? Có giải pháp nào thay cho việc uống panadol để giảm đau hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Say rượu uống panadol có sao không?

Nếu bạn chỉ là một người uống rượu không thường xuyên, tức là lâu lâu bạn uống rượu một đén hai lần và bắt đầu bị đau đầu, bạn có thể dùng panadol ở liều bình thường dành cho người lớn. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được, bạn cũng đừng quá lo lắng về tình trạng gan của bạn.

Nhưng nếu bạn là người nghiện rượu nặng, thì bạn có thể phải cẩn thận với lượng panadol mà bạn hấp thụ vào cơ thể. Tại vì sao?

  • Thứ nhất, uống rượu nặng trong thời gian dài tự nó làm tổn thương các tế bào và mô gan, gây ra bệnh gan do rượu.
  • Thứ hai, uống rượu nặng làm giảm mạnh lượng dự trữ và khả năng đào thải của gan, chất gọi là glutathione cần thiết để trung hòa chất độc của cả rượu và panadol.

 

Đau đầu do uống rượu nặng, đặc biệt là ở người nghiện rượu mãn tính thường rất nghiêm trọng. Do đó, có xu hướng uống càng nhiều viên panadol càng lâu càng tốt để giảm đau. Điều này rất nguy hiểm vì:

  • Gan sẽ bị tấn công bởi việc uống nhiều rượu có thể giảm khả năng sản xuất glutathione. Gan đang phải chịu áp lực từ rượu, nay còn phải gồng mình để chuyển hóa panadol gây ra tổn thương thêm cho gan đã bị tấn công.
  • Lượng panadol nếu tiếp tục lấn át lượng glutathione còn lại đang cố gắng chuyển hóa panadol được hấp thụ sẽ khiến gan bị quá tải, gây tởng thương nghiêm trọng đến gan.

II - Vài loại thuốc khác tương tự panadol không nên dùng khi say rượu

Ngoài panadol, những loại thuốc sau bạn cũng nên lưu ý không nên dùng khi say rượu bởi những tác hại mà chúng gây ra cho sức khỏe của bạn.

1. Thuốc hạ huyết áp

Những thuốc hạ huyết áp khi uống cùng với rượu dễ làm cho huyết áp xuống rất thấp, gây choáng hoặc ngất, người bệnh cũng sẽ bị tăng huyết áp và loạn nhịp tim. Khi dùng rượu bia làm giãn tĩnh mạch, sẽ khiến người uống hạ huyết áp. Nếu uống cùng với thuốc để hạ huyết áp thì rượu sẽ khiến thuốc hiệu nghiệm hơn bình thường, tức là huyết áp sẽ được giảm nhanh chóng và đột ngột hơn. Việc huyết áp của một người bình thường đột ngột bị hạ sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Thuốc kháng sinh

Các thuốc kháng sinh như: Metronidazol, tinidazol, latamoxef… khi sử dụng cùng với rượu bia sẽ gây nên hiện tượng buồn nôn, chóng mặt và khó thở. Dùng chung thuốc kháng sinh với bia rượu gây giảm hiệu quả trong quá trình trị bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên uống rượu bia vào thời điểm sử dụng thuốc kháng sinh để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

3. Thuốc chữa tiểu đường

Với các loại thuốc điều trị tiểu đường nếu uống chung với bia rượu sẽ làm tụt đường huyết nhanh chóng, thậm chí có trường hợp bị hôn mê và đe doạ cả sinh mạng nếu không đuợc cấp cứu kịp thời. Bia rượu là thức uống có khả năng làm tụt đường huyết, kết hợp với thuốc chữa tiểu đường khiến cho tác động của thuốc mạnh hơn.

4. Thuốc cảm cúm

Những loại thuốc điều trị cảm sốt, cảm cúm sẽ khiến người dùng đau đầum, choáng váng, buồn ngủ. Nếu phối hợp thuốc với bia rượu cũng sẽ làm cho tình trạng đau đầu và choáng váng trở nên nghiêm trọng thêm.

5. Thuốc kháng dị ứng

Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Hoa kỳ (NIAAA) khuyến cáo rằng người sử dụng thuốc kháng dị ứng không nên sử dụng rượu bia, thạm chí là một giọt. Bởi khi sử dụng những loại thuốc này kết hợp với bia rượu sẽ khiến người uống chóng mặt, buồn nôn và có những tác dụng phụ khác gây nguy hiểm đến sức khỏe.

III - Say rượu đau đầu không uống panadol thì phải làm sao?

Có những loại thuốc giảm đau khác mà sự phân hủy trong cơ thể không ảnh hưởng đến gan như panadol, bao gồm: ibuprofen và diclofenac. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh loét dạ dày tá tràng bạn nên tránh ibuprofen, diclofenac và các loại thuốc giảm đau khác cùng nhóm được gọi là NSAIDS. Chúng làm trầm trọng thêm tình trạng loét và cũng có thể gây chảy máu dạ dày như một tác dụng phụ.

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng đau đầu khi uống rượu như:

  • Bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể.
  • Sử dụng những loại trái cây, thức uống chứa nhiều vitamin C giúp hạn chế tác động của rượu trong cơ thể.
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng, ăn những loại thức ăn dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để có thể mau chóng bình phục.

Uống rượu không chỉ gây đau đầu, mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm tổn thương gan. Vì vậy, hãy tìm cho mình phương pháp giúp giảm triệu chứng đau đầu khi say sỉn cũng như bảo vệ sức khỏe, giải độc gan và tăng cường chức năng của gan trong việc đào thảo những độc tố rượu bia. Một trong những sản phẩm vừa hiệu quả lại vừa lành tính, không gây tác dụng phụ mà bạn có thể sử dụng chính là Viên Giải Độc Rượu Bia Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2.

Cách an toàn nhất để tránh tình trạng phải sử dụng panadol khi say xỉn đó chính là hạn chế uống rượu bia. Hãy uống rượu bia có chừng mực, đủ vui và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //