Sản phụ sinh con là người cá, chỉ 4 tiếng sau nhận tin còn sốc hơn

10-12-2017 07:44:16

Con người thực sự có thể sinh ra người cá? Câu trả lời là có, hoàn toàn có thể, còn có hẳn căn bệnh mang tên "Hội chứng người cá".

"Hội chứng người cá" hoàn toàn có thật. Vào ngày 6/12, Bệnh viện Chittaranjan Deva Sadan ở Kolkata, miền đông Ấn Độ vừa tiếp nhận một trường hợp người mẹ sinh con ra giống như nàng tiên cá.

Đây là trường hợp thứ hai được ghi nhận tại Ấn Độ nhưng đứa trẻ đã chết sau khi chào đời được 4 giờ do mắc phải căn bệnh hiếm gặp - hội chứng Sirenomelia hay còn gọi là hội chứng người cá. Đứa trẻ này không có bộ phận sinh dục rõ ràng do xương chậu không phát triển và hai chân dính vào nhau.


Em bé mắc "Hội chứng người cá". Ảnh: Cater News Agency

Do điều kiện gia đình quá khó khăn nên chị Muskura Bibi (23 tuổi) - mẹ của đứa bé - không hề đi khám thai dù chỉ một lần trong suốt thời gian mang thai và chị chỉ biết về tình trạng của con sau khi sinh bé ra.

Tiến sĩ Sudip Saha, chuyên gia về sức khỏe trẻ em tại bệnh viện nói: “Tôi chưa từng thấy một đứa trẻ nào như vậy. Đây là trường hợp đầu tiên trong tiểu bang và thứ hai của Ấn Độ. Em bé có hình dáng bình thường ở nửa trên nhưng từ thắt lưng trở xuống, hai chân lại dính liền với nhau. Phần dưới không phát triển hoàn toàn”.

Trước đó, năm 2016, em bé chào đời tại bệnh viện Sahi Ram, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ vào ngày 29/4 nhưng không may mắn khi vẻn vẹn sống được 10 phút do mắc căn bệnh hiếm gặp - hội chứng người cá.


100 ngàn trẻ em ra đời mới phát hiện một trường hợp mang hội chứng người cá. Ảnh: Internet

"Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ sơ sinh dị tật nhưng chưa bao giờ gặp một trường hợp hy hữu như thế này. Em bé có cơ thể giống như người cá, tay có màng giống vây và 2 chân dính chặt như đuôi cá", bác sĩ Vandana Arya nói.

Trong quá trình mang thai, người mẹ không phát hiện điều gì bất thường trong suốt 30 tuần đầu của thai kỳ. Chỉ đến cuối thai kỳ, các kết quả siêu âm mới cho thấy thận của bé không phát triển.

Trẻ em mắc hội chứng này trên thế giới rất hiếm, với tỉ lệ khoảng 1/100.000 trẻ sơ sinh. Với những cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ này có thể cao gấp 100 lần.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //