Sai lầm khi ăn tôm khiến món ăn bổ dưỡng trở thành 'độc dược'
Tôm dù là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì vừa bổ dưỡng lại thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng nhưng nếu dùng không đúng cách, món ăn này sẽ biến thành thuốc độc gây nguy hại sức khỏe cho chính bạn.
Tôm là món hải sản bổ dưỡng được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng biết ăn đúng cách.
Những sai lầm khi ăn tôm nhiều người mắc phải
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc những sai lầm dưới đây vừa làm mất giá trị dinh dưỡng của tôm lại gây hại sức khỏe.
Ăn đầu tôm để bổ mắt
Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
Ăn đầu tôm để bổ mắt là quan niệm sai lầm.
Ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C
Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
Ăn quá nhiều tôm
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Tôm rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn nhiều quá lại không tốt cho sức khỏe.
Ăn tôm khi bị ho
Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.
Ăn vỏ tôm để tăng cường canxi
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy.
Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì vừa không bổ dưỡng như bạn nghĩ mà còn có thể gây hóc.
Nhiều người sai lầm khi nghĩ ăn vỏ tôm để tăng cường canxi.
Ăn tốm chưa nấu chín
Không chỉ tôm nói riêng mà các loại hải sản khác nói chung khi bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Những thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng với tôm
Bạn cần tuyệt đối tránh kết hợp tôm với một số thực phẩm dưới đây để không bị dị ứng hoặc trúng độc.
Các loại nước ép hoa quả tươi
Nước ép hoa quả (đặc biệt là nước cam, nước lê..) có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, vì vậy nếu uống nhiều có thể dẫn tới hiện tượng bị ngộ độc vitamin C.
Tuyệt đối không nên ăn tôm cùng các loại nước ép hoa quả.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu trứng khác.
Bí đỏ
Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận trạng dương, bổ khí kiệm vị, tiêu đờm,chống ung thư và các công dụng khác; nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau, sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ (là một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy), có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người.
Kết hợp tôm cùng bí đỏ có thể gây ra bệnh kiết lỵ.
Táo đỏ
Táo đỏ rất giàu vitamin, khi ăn táo đỏ cùng với tôm sẽ làm cho vitamin có chứa trong táo đỏ sẽ kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm hoặc vỏ tôm tạo thành chất triôxít asen (thạch tín) gây ngộ độc.
Cà chua
Tôm là thức ăn bổ thận tráng dương, có tác dụng phòng trị rất nhiều đối với bệnh thận hư liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, tứ chi mệt mỏi, thiếu sữa sau khi sanh, lở da, mụn độc. Ăn chung với cà chua sẽ sinh ra hợp chất asen (thạch tín), vì vậy cần tránh kết hợp tôm với cà chua.