Những sự thật ít biết về đất hiếm, nguyên liệu "quý hơn vàng"
Quý hơn cả vàng, có thể giúp kinh tế của một đất nước phát triển với tốc độ phi mã...là những sự thật ít biết về đất hiếm.
Đất hiếm (tiếng Anh là rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất, và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.
Đúng như tên gọi của nó, đất hiếm vô cùng khan hiếm trên thế giới và có rất ít quốc gia trên thế giới hiện đang sở hữu nguyên liệu vô cùng quý giá này.
Đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.
Trên thế giới có một số nước có trữ lượng đất hiếm với khối lượng tương đối lớn như Trung Quốc (27 triệu tấn chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)...
Sự thật ít biết về đất hiếm khiến con người kinh ngạc. Ảnh: Internet
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:
Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.
Hiện trên thế giới có quốc gia khai thác đất hiếm đáng kể là: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Malaysia... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới.
Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái Lan. Các nước nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia.
Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar...
Ngoài ra đất hiếm có rất nhiều tác dụng hữu ích khác như: Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện. Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng. Chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trông công nghệ tuyển khoáng. Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử. Được ứng dụng trong công nghệ laser….