Những hiện tượng tự nhiên kỳ bí thách thức giới khoa học

17-11-2017 08:00:48

Khoa học hiện đại có sự tiến bộ vượt bậc vẫn bó tay trước những hiện tự nhiên kỳ bí đầy bí ẩn.

Sự biến mất của hàng triệu con sứa

Một trong những hiện tượng tự nhiên kỳ bí khiến giới khoa học phải đau đầu nhiều năm qua chính là sự biến mất một cách khó hiểu của hàng triệu con sứa trong một hồ Sứa rộng lớn.

Hồ Sứa tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, được kết nối với  đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Từ lâu, nơi đây được biết đến là nơi cư trú của hàng triệu con sứa với đủ kích thước lớn nhỏ.


Hàng triệu con sứa biến mất chỉ trong hai năm. Ảnh: internet

Tuy vậy,  trong 2 năm từ 1998 đến năm 2000, người dân và các nhà nghiên cứu không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây. Hàng triệu con sứa bỗng chốc “bốc hơi” mặt tăm khỏi hồ mà không một ai hay biết.

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Băng tròn

Băng tròn còn được gọi là đĩa băng hoặc chảo đá, là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm xảy ra khi nước di chuyển chậm ở nhiệt độ đóng băng. Đường kính của vòng tròn có thể thay đổi rất nhiều từ chỉ một vài feet đến 50 feet (hơn 15 mét).


Băng tròn. Ảnh: Internet

Đến nay dù đã trải qua hàng trăm cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học không biết chính xác cách thức hình thành những đĩa băng này.

Bão sao Thổ

Trong năm 2013, một hiện tượng vô cùng hiếm gặp đã xảy ra trên sao thổ. Lần đầu tiên trong lịch sử, trên bề mặt hành tinh này xuất hiện một cơn bão. Điều này được ghi lại bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Mắt của cơn bão đường kính khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ nhanh như đám mây 530 km mỗi giờ.


Bão sao thổ. Ảnh: Internet

Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển. Do đó, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ như trên tại sao thổ là điều vô cùng hiếm gặp và chưa thể giải thích được.

Mưa động vật

Một hiện tượng tự nhiên kỳ bí thách thức giới khoa học trong hàng trăm năm qua đó hiện tượng mưa động vật. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia, hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa

Vào năm 2012, tại phía nam của Sri Lanka cũng xuất hiện một cơn mưa tôm vô cùng kỳ lạ, khiến người dân nơi đây vô cùng kinh ngạc khi không hiểu chuyện gì đang xảy ra.


Mưa động vật. Ảnh: Internet

Giải thích cho những "cơn mưa động vật"  kỳ bí này, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có thể là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn.

Tuy vậy giải thuyết này chưa hoàn toàn thuyết phục vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch, chim hay tôm. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng.


Kỳ lạ hiện tượng mưa cá ở Ấn Độ. Nguồn: Tiếu ngạo giang hồ

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN //