Những cách để bay hết nốt mụn sữa gây ngứa ngáy cho bé
Khoảng 20% bé sơ sinh bị mụn sữa (mụn kê). Mụn sữa có thể gây ngứa ngáy cho bé và khiến các mẹ lo lắng.
Hình ảnh mụn sữa trên da trẻ
Mụn sữa là mụn nhỏ thường phát triển trên mũi, cằm, trán hoặc má của trẻ sơ sinh. Theo giới chuyên môn, mụn sữa là kết quả của một loại protein được gọi là keratin bị giữ lại trên da; Chúng là những nốt nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ngọc trai trên bề mặt da.
Thực ra mụn sữa có thể tự biến mất sau một thời gian và phần lớn mụn sữa không đáng lo ngại. Trẻ từ 1-3 tháng tuổi bị mụn sữa là khá phổ biến.
Tuy vậy, khi con có nhiều mụn sữa, các mẹ cũng nên để ý đến chế độ chăm sóc, đưa con đi khám nếu cảm thấy tình trạng đáng lo ngại như mụn sữa dày, bé ngứa ngáy nhiều, có biểu hiện viêm da...
Cần phân biệt mụn sữa với rôm sảy do nóng bức. Tuy nhiên, dù là mụn sữa hay rôm sảy thì bé vẫn cần được chăm sóc da tốt bằng cách vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ thông thoáng bằng vải mềm và thấm hút mồ hôi; không nên sử dụng quần áo lông, để quần áo lông tiếp xúc trực tiếp với da trẻ vì có thể gây ngứa cho trẻ.
Trong thời gian bé có mụn, không nên bôi bất kỳ loại kem hay thuốc gì nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ, bởi nếu bôi không đúng, tác hại rất khôn lường.
Mẹ cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn trên mặt bé bởi bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ làm mụn viêm nhiễm.
Do da của bé sơ sinh và trẻ nhỏ rất non, vì thế mẹ cần cần tránh cọ xát mạnh hoặc sử dụng xà phòng có tính kích thích mạnh để tắm bé. Thậm chí, để “lành” nhất cho bé, mẹ có thể dùng nước sạch đun sôi để nguội để tắm cho bé. Sau khi tắm thì dùng khăn bông mềm lau khô một cách nhẹ nhàng cho bé rồi quấn tã hoặc cho mặc quần áo thoáng mát.
Khi trẻ bị mụn gây ngứa, một số mẹ đang cho con bú giảm các đồ ăn lạ, đồ dễ gây dị ứng như tôm, cua, trứng... thì bé cũng bớt ngứa ngáy. Hoặc nếu đang dùng sữa công thức, mẹ đổi loại sữa khác, bé sẽ dễ chịu và bớt ngứa hơn.
Trẻ bị mù lòa cả đời nếu mẹ nhỏ sữa vào mắt. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe