Những bí ẩn về hố đen vũ trụ mà khoa học cũng "bó tay" giải thích

06-12-2017 14:15:28

Hố đen vũ trụ chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà đến nay giới khoa học vẫn chưa thể nào khám phá hết.

Hố đen vũ trụ là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào - kể cả ánh sáng có thể thoát ra khỏi mặt biên của nó. Đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ mà nhiều thế kỷ qua các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng.

Hố đen lớn nhất

Các hố đen nằm ở trung tâm các thiên hà có khối lượng lớn gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỉ lần khối lượng của Mặt trời. Theo các nhà khoa học, những hố đen vũ trụ lớn nhất tìm được cho tới hiện tại nằm ở hai thiên hà cận kề nhau.


Hố đen vũ trụ tồn tại rất nhiều bí ẩn. Ảnh: Internet

Một trong số chúng được đặt tên là NGC 3842 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Leo cách chúng ta khoảng 320 triệu năm ánh sáng, là nơi tồn tại của hố đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng mặt trời.

Thiên hà còn lại, NGC 4889, là thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách chúng ta 335 triệu năm ánh sáng, có chứa một hố đen có khối lượng xấp xỉ hố đen trong thiên hà NGC 3842.

Hố đen nhỏ nhất

Hố đen nhỏ nhất được con người biết đến cho nay là trời có tên khoa học là IGR J17091-3624, có khối lượng bằng khoảng 1 phần ba khối lượng Mặt trời.


Hố đen nhỏ nhất. Ảnh: Internet

Tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh của nó lại vô cùng ghê gớm, theo các nhà khoa học, sức giớ tại đây có thể đạt tới 20 triệu mph- nhanh gấp 10 lần tốc độ từ hố đen có khối lượng ngôi sao mà con người đã quan sát được cho tới nay.

Hố đen “ăn” lẫn nhau

Khá bất ngờ, các hố đen vũ trụ đôi khi cũng "ăn" lẫn nhau, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau khi một trong hai rơi vào vùng hút của hố đen còn lại. Bằng chứng là, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hố đen to lớn bất thường ở trung tâm dải một dải thiên hà bị hố đen lớn hơn ở thiên hà khác “tiêu diệt”.


Hố đen có thể triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh: Internet

Cũng theo nghiên cứu, khả năng đây chưa phải là trường hợp đầu tiên, dẫu vậy hiện tượng hố đen triệt tiêu lẫn nhau không phải là hiếm gặp trong vũ trụ.

Hố đen tự quay nhanh nhất

Hố đen cũng có thể tự quay với tốc độ đáng kinh ngạc. Ví dụ như hố đen GRS 1915 +105, trong chòm sao Aquila cách Trái đất khoảng 35.000 năm ánh sáng, quay hơn 950 lần mỗi giây.


Hố đen có tốc độ quay cực nhanh. Ảnh: Internet

Bất cứ thứ gì lọt vào bề mặt của hố đen còn gọi là chân trời sự kiện có thể quay với tốc độ 333 triệu mph, tức gần bằng một nửa tốc độ ánh sáng.

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //