Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang hiệu quả

21-06-2024 11:26:47

Bệnh viêm xoang thường là mãn tính, do vậy ngoài việc dùng thuốc Tây, nhiều người cũng áp dụng bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang để giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát bệnh.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm xoang mãn tính

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Xoang là tổ chức bao gồm các khoảng không khí ẩm nằm phía sau xương của phần trên mặt - giữa mắt và phía sau trán, mũi và má. 

Chúng được lót bằng một lớp tế bào mô mỏng, có vai trò tiết dịch giữ cho xoang khỏe mạnh, bôi trơn và loại bỏ vi trùng.

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị tắc nghẽn và chứa đầy chất lỏng, có thể dẫn đến sự tích tụ của chất nhầy và đôi khi là mủ trong xoang. 

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị tắc nghẽn và chứa đầy chất lỏng

Triệu chứng viêm xoang

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang là tình trạng đau nhức ở vùng mũi xoang. Đau có thể lan lên trán, sau mũi, giữa hoặc sau mắt hoặc ở má.

Các triệu chứng khác bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc, hơi thở có mùi hôi, sốt, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây viêm xoang

  • Nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, virus hoặc nấm
  • Cảm lạnh, cúm và các bệnh đường hô hấp trên
  • Không khí ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất
  • Polyp mũi hoặc các khối u nhỏ bên trong mũi
  • Vách ngăn mũi lệch

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm xoang

Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, thông mũi Tây y, người bệnh viêm xoang cũng thường dùng các bài thuốc dân gian để điều trị do đặc tính an toàn và có hiệu quả lâu dài.

Bài thuốc với lá lốt

Theo Đông y, lá lốt là dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp tán hàn, khai thông mũi, giảm nhức đầu. Thành phần tinh dầu có trong lá lốt có tác dụng giảm các triệu chứng do viêm xoang.

Cách thực hiện

Lấy một nắm lá lốt khoảng 3-4 lá đem rửa sạch. Sau đó xay hoặc giã rồi lọc lấy nước cốt.

Đựng nước cốt trong một lọ nhỏ mũi và sử dụng hết trong ngày, chia thành 2-3 lần sử dụng.

Dùng lá lốt giúp giảm triệu chứng viêm xoang

Bài thuốc với tỏi

Tỏi chứa enzyme, các hợp chất chứa lưu huỳnh như alliin có hoạt tính kháng sinh tự nhiên, diệt khuẩn, ức chế nấm nên cũng thường được dùng để giảm triệu chứng bệnh viêm xoang.

Cách thực hiện  

Tỏi sau khi bóc vỏ trộn cùng mật ong với tỷ lệ 1 phần tỏi và 2 phần mật ong. Sau đó xay nhuyễn rồi dùng tăm bông thấm phần cốt vừa xay và bôi trực tiếp vào niêm mạc mũi. 

Để trong khoảng 5 phút, mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.

Bài thuốc với bạc hà

Bạc hà có vị cay, tính ấm, tác dụng chính là tiêu tán phong hàn, thường được dùng với các bệnh đường hô hấp, kháng virus, diệt khuẩn, giảm đau, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện

Nấu một nồi nước sôi rồi thêm 2 - 3 giọt tinh dầu bạc hà vào để xông mũi trong khoảng 15 phút. Việc này giúp làm loãng dịch và khai thông mũi. 

Mỗi tuần chỉ nên áp dụng nhiều nhất 2 - 3 lần để tránh kích ứng niêm mạc mũi. 

Bài thuốc với cây cỏ mực

Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) có tác dụng diệt khuẩn, giảm nghẹt mũi, phù nề và giúp loại bỏ dịch mủ ở xoang nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Lấy 1 nắm lá cỏ mực tươi, đem rửa sạch rồi ngâm cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng nước. Lọc qua rây để lấy nước cốt, đem chia làm 2 phần, dùng hết trong ngày.

Sử dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tuần sẽ thấy triệu chứng viêm xoang cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc với rau diếp cá

Cây rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất kháng viêm và sát trùng, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Cách thực hiện:

Rửa sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.

Phần nước thu được đem nhỏ mũi nhiều lần trong ngày, mỗi lần 2-3 giọt.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược trị bệnh viêm xoang

Dùng thảo dược có ưu điểm là chi phí thấp, nhưng hiệu quả chưa được khoa học chứng minh. Ngoài ra, tác dụng cũng khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.

Quy trình thực hiện thủ công, có thể lẫn tạp chất, bụi bẩn không được làm sạch. Các thành phần hóa học trong các dược liệu không phải lúc nào cũng được biết hết, do đó vẫn tồn tại nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Do đó, cách an toàn và hiệu quả hơn là dùng thuốc xoang Đông y dạng viên nén được phát triển từ bài thuốc xoang có hiệu quả thực sự trong dân gian.

Cải thiện triệu chứng viêm xoang bằng thuốc xoang Đông y

Theo quan điểm của Đông y, viêm xoang hình thành là do thận âm hư, phế nhiệt, can hỏa vượng thịnh. Đông y có bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi, kết hợp từ các vị thuốc như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ…

Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tạo thành Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén (ví dụ Thuốc Xoang Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bên cạnh việc sử dụng Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén, người bị viêm xoang cấp và mãn tính cũng có thể dùng thêm dung dịch xịt mũi xoang để hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi…

Dung dịch xịt mũi xoang chiết xuất từ các thảo dược như Bạch chỉ, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc (ví dụ như Xịt mũi xoang Nhất Nhất), bạn có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc Thuốc Xoang Nhất Nhất

Tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng: 
- Nghẹt mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang cấp và mạn tính
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 330,0 mg tương đương: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 320mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng – Chỉ định: 
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
 
Chỉ định: 
 
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Chống chỉ định:
Không dùng Thuốc Xoang Nhất Nhất cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc; Trẻ dưới 5 tuổi; Người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
 
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
 
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
 
Tác dụng không mong muốn của thuốc: Không có dữ liệu về tác dụng không mong muốn của thuốc. Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (giờ hành chính) Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 305/2020/XNQC/QLD ngày 29/08/2020

Thuốc Xoang Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm chức năng
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Điện thoại liên hệ: 1800.6689

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //