Nguồn vốn tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang có thất thoát?
Trong những năm qua, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã chi hàng tỷ đồng để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế để phục vụ tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn vốn sử dụng tại đây có tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước không khi nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ở mức rất thấp.
Như trước đó chúng tôi đã phản ánh, mấy năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các Trung tâm y tế huyện đặc biệt là Bệnh viện Sản Nhi Bắc Gian, Công ty Đại Bảo là đơn vị trúng nhiều dự án, gói thầu lớn trong lĩnh vực “Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế…”. Tuy nhiên, nguồn vốn tiết kiệm thường rất sát giá, nhỏ giọt khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn.
Cụ thể, tại Gói thầu “Mua trang thiết bị y tế số 01 năm 2019”, với giá gói thầu 12.975.000.000 đồng và giá trúng thầu 12.815.550.000 đồng từ Nguồn ngân sách không thường xuyên, nguồn thu sự nghiệp và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; với hợp đồng trọn gói và thời gian thực hiện 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng theo Quyết định (PDKQ) số 994/QĐ-BVSN ngày 25/9/2019 do ông Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang ký.
Trước đó 1 tháng, doanh nghiệp này trúng Gói thầu “Mua trang thiết bị, dụng cụ y tế năm 2019”, với giá gói thầu 4.985.808.000 đồng và trúng thầu với giá 4.972.258.000 đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị, hợp đồng trọn gói và thời gian thực hiện 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Một gói thầu gần 5 tỷ đồng chỉ tiết kiệm chỉ khoảng 13 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 876/QĐ-BVSN ngày 29/8/2019 tiếp tục ông Tước ký.
Ngoài trúng các gói thầu của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nêu trên, gần đây nhất, doanh nghiệp Đại Bảo này có tham gia và được chỉ định trúng thầu hàng loạt các trang thiết bị y tế trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.
Cụ thể, ngày 1/4/2020 tại huyện Tân Yên tại Gói thầu “Mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona gây ra trên địa bàn huyện Tân Yên”, thuộc Dự án “Mua sắm trang thiết bị y tế của Trung tâm Y tế huyện Tân Yên để phục vụ phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona gây ra trên địa bàn huyện”, với giá trúng thầu bằng với giá gói thầu 2.403.500.000 đồng (Quyết định (PDKQ) số 252/QĐ-TTYT của Giám đốc TTYT huyện Tân Yên).
Trước đó 2 ngày, doanh nghiệp này trúng Gói thầu “Mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona gây ra trên địa bàn huyện Việt Yên”, thuộc Dự án “Mua sắm trang thiết bị y tế của Trung tâm Y tế huyện Việt Yên để phục vụ phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona gây ra trên địa bàn huyện”, giá gói thầu và giá trúng thầu được chỉ định 2.028.900.000 đồng (theo Quyết định (PDKQ) số 237/QĐ-TTYT ngày 30/03/2020 của Giám đốc TTYT huyện Việt Yên).
3 ngày sau, tiêp tục trúng Gói thầu “Mua sắm máy thở của Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”, thuộc Dự án “Mua ắm trang thiết bị y tế của Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa để phục vụ phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trên địa bàn huyện”, với giá gói thầu bằng giá trúng thầu 1.433.000.000 đồng (theo Quyết định (PDKQ) số 217/QĐ-TTYT ngày 27/3/2020).
Nguồn vốn tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang có thất thoát?
Trong những năm qua, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã chi hàng tỷ đồng để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị y tế để phục vụ tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn vốn sử dụng tại đây có tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước không khi nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ở mức rất thấp.
Cụ thể, tại Gói thầu “Mua sắm trang thiết bị y tế của Bệnh viện Sản Nhi năm 2020 (gói số 2)”, với giá gói thầu 3.994.000.000 đồng và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Hà Phương trúng thầu với giá 3.987.000.000 đồng. Một gói thầu gần 4 tỷ đồng chỉ tiết kiệm vỏn vẹn 7 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 597/QĐ-BVSN ngày 29/6/2020 do ông Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang ký.
Ngày 15/6/2020, ông Lê Công Tước ký cho Công ty TNHH thiết bị Việt Ba trúng Gói thầu “Mua trang thiết bị y tế số 03 năm 2020”, với giá trúng thầu 498.000.000 đồng (giá gói thầu 500.000.000 đồng - theo Quyết định (PDKQ) số 551/QĐ-BVSN).
Trước đó năm 2018 và năm 2019, hiện tượng trúng thầu sát giá, tiết kiệm nhỏ giọt đã diễn ra.
Cụ thể, tại Gói thầu “Dịch vụ vệ sinh công nghiệp năm 2019”, với giá gói thầu 2.335.920.000 đồng và Công ty Cổ phần kỹ thuật làm sạch và thương mại Quốc Tế trúng thầu với giá 2.334.456.000 đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp và nguồn dịch vụ yêu cầu của đơn vị với hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 12 tháng kể từ ngày ký kết. Một gói thầu gần 2,4 tỷ đồng chỉ tiết kiệm tượng trưng khoảng 1 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 307/QĐ-BVSN ngày 3/4/2019 tiếp tục được ông Tước ký.
Sang năm 2018, lãnh đạo Bệnh viện đã ký cho Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ kỹ thuật TNT trúng gói thầu “Mua sắm thiết bị y tế số 01 năm 2018 (lần 2)”, với giá trúng thầu 4.724.500.000 đồng (giá gói thầu 4.748.500.000 đồng). Một gói thầu gần 4,8 tỷ đồng chỉ tiết kiệm khoảng 24 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 577/QĐ-BVSN ngày 28/06/2018.
Trước đó 1 tuần, ngày 21/06/2018 lãnh đão Bệnh viện ký (PDKQ) số 569/QĐ-BVSN cho Công Ty TNHH Thương Mại Khí Công Nghiệp trúng gói thầu “Mua Oxy, Co2 năm 2018”, với giá 1.022.880.000 đồng (giá gói thầu 1.025.930.000 đồng) tiết kiệm nhỏ giọt khoảng 3 triệu đồng.
Các chuyên gia pháp luật đấu thầu cho rằng, việc xuất hiện nhiều gói thầu có tỉ lệ tiết kiệm thấp diễn ra liên tiếp thì đây chính là dấu hiệu đáng lưu tâm, các cơ quan hữu quan cần kiểm tra, giám sát.
(Còn nữa)…