Năm Mậu Tuất nên cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm cởi mở hơn.
Nhiều người băn khoăn về việc cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào. Ảnh minh họa
Cúng rằm tháng Giêng 2018 vào giờ nào?
Đối với nhiều gia đình Việt, Rằm tháng Giêng là ngày quan trọng nên việc cúng lễ rất cẩn thận. Vào ngày này, các gia đình thường sắm một mâm cỗ thịnh soạn, thắp hương tổ tiên, trời đất, phù hộ cho gia đình may mắn, kinh doanh phát lộc, đất nước ấm no, hạnh phúc...
Năm nay, thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Bởi theo quan niệm, đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Tuy nhiên, do là ngày trong tuần phải đi làm nên nhiều gia đình sẽ khó sắp xếp được thời gian để cúng vào ngày đó. Vì thế, có thể cúng trước từ sáng ngày 1/3 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm cởi mở hơn. Điều quan trọng, chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh mà không cần quá cầu kỳ.
Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng
Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Thông thường, sẽ có hai lễ: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.
Mâm cỗ cúng Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay, bánh trôi nước.
Mâm cỗ cúng Gia tiên Phật gồm các món ăn mặn truyền thống của người Việt như: thịt gà luộc, xôi hoặc bánh trưng, canh măng, nem rán, nộm..
Ngoài ra còn có hương hoa, trầu cầu, vàng mã, rượu nến...