Mê đắm với 'vũ điệu của tôm' ở những đầm nuôi 'một vốn bốn lời'

20-08-2018 14:48:43

Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã "treo" ao nuôi tôm vì giá tôm xuống thấp, người nuôi không có lãi. Tuy nhiên, ở vựa tôm này, vẫn có những ao nuôi trúng lớn, thậm chí "một vốn bốn lời".

Đó là những ao nuôi áp dụng công nghệ nuôi mới, giảm thiểu tối đa những rủi do trong chăn nuôi và luôn đem lại sản lượng lớn gấp 4-5 lần so với kiểu nuôi truyền thống.


Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thực hiện dự án nuôi tôm tại xã Hòa Điền từ năm 2006 nhưng đến năm 2017 thì áp dụng nuôi theo công nghệ mới.

Theo các chuyên gia về nuôi trồng thủy hải sản thì nuôi tôm theo công nghệ mới đang là trào lưu được nhiều hộ nông dân ở ĐBSCL áp dụng. Và đây là cánh cửa để người nông dân làm giàu bền vững.


Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thực hiện dự án nuôi tôm tại xã Hòa Điền từ năm 2006 nhưng đến năm 2017 thì áp dụng nuôi theo công nghệ mới.

Cũng theo những chuyên gia này thì đưa công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào nuôi tôm "công đầu" thuộc về các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đang hoạt động ở  ĐBSCL và Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một trong những doanh nghiệp tiên phong.


Tôm nuôi theo công nghệ mới to đều hơn, chất lượng thịt cũng đảm bảo hơn

Trao đổi với PV, ông Chu Hồng Hà, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú cho biết, từ đầu năm 2017, Minh Phú đã đưa công nghệ nuôi mới vào áp dụng tại các vùng nuôi của công ty. Hiện tại, công ty có hai vùng nuôi tôm chính với diện tích nuôi gần 1.000 ha ở Bà Rịa Vũng Tàu và Kiên Giang.


Theo ông Chu Hồng Hà, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thì tôm nuôi theo công nghệ mới sẽ hạn chế tối đa rủi do, đảm bảo thành công đến 90%, sản lượng đạt tới 70 tấn/ha/năm trong khi cách nuôi truyền thống chỉ đạt 15 tấn/ha/năm.

Dẫn chúng tôi đi thực tế tại vùng nuôi tôm Kiên Giang rộng tới 600ha (xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương) ông Hà cho biết, hiện đã có 24 ao nuôi theo công nghệ mới, sắp tới tại sẽ đưa thêm 48 ao nữa vào hoạt động.


Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đầu tư dây chuyền khép kín từ ao nuôi đến nhà máy chế biến. Tôm sau khi thu hoạch được đưa lên xe rồi chuyển xuống thuyền lớn ướp lạnh.

Theo ông Hà, nếu nuôi theo công nghệ mới sẽ hiệu quả gấp 4-5 lần so với công nghệ cũ bởi thời gian nuôi ngắn, sản lượng lớn hơn nhiều và quan trọng là ít rủi do.


Nụ cười thắng lớn của người lao động tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú


Tôm từ đầm nuôi được đưa vào nhà máy chế biến. Hiện Tập đoàn Minh Phú có hai nhà máy hiện đại nằm ở Cà Mau và Hậu Giang. Tập đoàn xuất khẩu hơn 7.000 mặt hàng liên quan đến con tôm cho nhiều thị trường trên thế giới, trong đó phần nhiều là ở 2 thị trường khó tính là Mỹ và Nhật Bản.


Xem thêm: Xe máy cháy dữ dội khi va chạm với xe tải, 2 anh em sinh đôi thương vong

PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN //