Mách bạn tuyệt chiêu cho câu hỏi cháy nắng bôi gì?

19-05-2020 08:48:42

Bạn lo lắng làn da tổn thương và băn khoăn tự hỏi cháy nắng bôi gì? Dưới đây là tuyệt chiêu cực hiệu quả giúp bạn bảo vệ làn da sau khi cháy nắng.


Mách bạn tuyệt chiêu cho câu hỏi cháy nắng bôi gì?. Ảnh minh họa

Những đợt nắng nóng gay gắt nối tiếp nhau khiến nhiệt độ ngoài trời nóng như chảo lửa. Những người phải đi ra đường hay làm việc ngoài trời rất dễ bị cháy nắng. Dưới đây là những tuyệt chiêu giúp bạn trả lời câu hỏi cháy nắng bôi gì?

Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài mà không có sự che chắn, mảng da bạn phơi nắng sẽ trở nên đỏ khiến bạn có cảm giác đau rát khó chịu, thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy, lột da... đó là những biểu hiện có thể thấy được của cháy nắng.

Nguyên nhân là do trên da của chúng ta có tồn tại các phân tử mang tên melanin - các hắc sắc tố. Chất này có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng và đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Càng phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, khiến da đen đi và thậm chí là xuất hiện những nốt đồi mồi, nám sạm do cơ thể tự tăng cường sắc tố bảo vệ, giảm thiểu tia cực tím xuyên qua da.

“Thủ phạm” chủ yếu làm da bị cháy nắng là do tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D (chỉ trước 9 giờ sáng), tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da làm da bị đen sạm, cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA, gây ra nguy cơ ung thư da cao.

Bên cạnh đó, tia UVA cũng rất nguy hiểm. Tuy tia UVA không trực tiếp làm đen da nhưng còn độc hại hơn vì chúng có khả năng ăn sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn, đồi mồi...

Dưới đây là những cách chữa cháy nắng cực hiệu quả tại nhà:

Sử dụng Nha đam: Bạn có thể sử dụng gel nha đam nguyên chất, hoặc lấy phần nhựa bên trong cây nha đam để đắp lên vết bỏng. Điều này giúp xoa dịu các cơn đau rát, cung cấp độ ẩm cho da.

Sử dụng Mật ong: Đắp mật ong lên vùng da bị cháy nắng, giữ khoảng 15-20p sau đó rửa sạch với nước mát. Lặp lại phương pháp này 2-3 lần 1 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng bột yến mạch: Nghiền 1 chén bột yến mạch ăn liền, hoặc máy chế biến cho đến khi yến mạch có độ sệt mịn. Hòa với nước tắm, ngâm mình trong 15-20 phút. Yến mạch có khả năng chống viêm ở các vết cháy nắng.

Chữa cháy nắng với trà xanh: Dùng bông tẩm nước trà xanh lên da, hoặc ngâm mình trong nước trà xanh có tác dụng làm dịu mát cho da, giảm cảm giác đau rát.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //