Huyết áp tuy cao nhưng không váng đầu, đau đầu, tại sao vẫn phải điều trị hạ áp

20-01-2017 20:44:57

Rất nhiều người bệnh sau khi phát hiện cao huyết áp, không cảm thấy khó chịu tí nào, tại sao vẫn phải điều trị hạ áp?

Điều trị hạ áp là cần thiết

Bởi vì mục đích cuối cùng của điều trị hạ áp không phải đơn giản đưa huyết áp hạ xuống trị số nào đó, mà là sau khi hạ mức huyết áp là để hạ thấp tỷ lệ phát sinh bệnh huyết quản tâm não và hệ số tử vong, nhằm bảo vệ sức khỏe mấy năm, mấy chục năm sau.

Khoa học nghiên cứu phát hiện, điều trị hạ áp chính quy có thế giảm bớt trúng phong não từ 35% - 40%..., giảm bớt cơ tim chết cứng 20% - 25%, giảm tâm lực suy kiệt dưới 50% người huyết áp tăng cao nhẹ (áp thu co ở mức 140 — 159mmHg, áp giãn nỏ ơ mức 90 - 99mmHg).

Kèm theo các bệnh huyết quản tim khác, nếu áp thu co duy trì ở mức thấp hơn 12mmHg trước khi điều trị, 10 năm sau trong 10 người bệnh sẽ có 1 người tránh được tử vong, nhưng tác dụng của sự bảo vệ này liên quan đến tuổi tác, giới tính và thuốc hạ áp.

Người bệnh chỉ áp thu co tăng cao còn áp giãn nở bình thường cũng được hưởng lợi trong điều trị hạ áp này. Trong phạm vi nhất định, người hạ áp càng nhiều thì hệ số mắc bệnh huyết quản tim não càng thấp.

Vì vậy, sau khi xác định bệnh cao huyết áp rồi, dù không cảm thấy có gì khó chịu vẫn nên đo huyết áp. Tuân theo lời dặn của thầy thuốc phải sử dụng thuốc đúng giờ và đi khám đúng giờ, đề phòng sau này sẽ xuất hiện bệnh chết não và cơ tim chết cứng.

Chu Huyền (Tổng hợp)
Theo Đời sống Plus //