Hôm nay 18/4: Hà Văn Thắm và đồng bọn hầu tòa
Sáng 18/4, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xử sơ thẩm Hà Văn Thắm và đồng phạm xét xử 4 tội danh, trong đó có các tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản.
|Hà Văn Thắm và đồng bọn hầu tòa trong phiên xử sơ thẩm.
Sáng nay 18/4, TAND Cấp cao tại Hà Nội bắt đầu mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), cùng các đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng OceanBank.
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là Thẩm phán Ngô Hồng Phúc. Phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian 12 ngày và sẽ tuyên án sau ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, theo Người lao động.
Phiên tòa có hơn 32 Luật sư và trên 100 người tham gia tố tụng khác. Bị cáo Hà Văn Thắm có 4 luật sư bào chữa, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên tổng giám đốc OceanBank) có 2 luật sư.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên Hà Văn Thắm chung thân về 4 tội: "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản". Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình và các bị cáo khác là 18 tháng tù treo đến 22 năm tù.
Sau khi Tòa sơ thẩm tuyên án, có 32 bị cáo kháng cáo xin được xem xét lại tội danh, xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo và xin được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trước phiên phúc thẩm, có 4 bị cáo đã rút đơn kháng cáo.
Trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, hàng chục cổ đông nhỏ lẻ tại Occeanbank đã gửi đơn kiến nghị tới cơ quan chức năng cho rằng, ở phiên xét xử sơ thẩm hồi tháng 9/2017, TAND TP Hà Nội nhận định, trong tổng số tiền hơn 1.576 tỷ đồng mà Hà Văn Thắm và các đồng phạm chi lãi ngoài có khoản tiền hơn 246 tỷ đồng chi cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Oceanbank. Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn lại không giao hầu hết khoản tiền chi lãi ngoài cho PVN mà chiếm đoạt cá nhân, theo báo Dân trí.
Trong tổng số tiền hơn 246 tỷ đồng tính theo tỷ lệ góp vốn (PVN góp vốn tương ứng 20% vốn điều lệ vào Oceanbank), có hơn 49 tỷ đồng là tiền của Nhà nước do bị cáo Nguyễn Xuân Sơn là người đại diện quản lý. Trên cơ sở ấy, HĐXX sơ thẩm quyết định buộc nguyên Tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn phải bồi thường khoản tiền này cho PVN.
Từ đó, các cổ đông nhỏ lẻ của Oceanbank cho rằng, tòa sơ thẩm yêu cầu ông Sơn phải bồi thường thiệt hại cho cổ đông Nhà nước thì các cổ đông khác cũng phải được bồi thường với tỉ lệ tương ứng thì mới bảo đảm sự công bằng, khách quan và toàn diện trong quá trình giải quyết vụ án.
Xem thêm: Luật sư của ông đinh la thăng chịu áp lực như thế nào?