Hậu quả nghiêm trọng khi máu lưu thông kém
Để cơ thể khoẻ mạnh, âm dương cân bằng điều tiên quyết là khí huyết phải lưu thông tốt. Y học hiện đại ngày nay cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc máu lưu thông tốt.
Vô vàn tác hại khi máu lưu thông kém
"Thông bất thống, thống bất thông" là một quan niệm nổi tiếng hàng nghìn năm của Đông y: nếu mọi nơi thông thoáng thì cơ thể không đau còn nếu đau thì chắc chắn bị tắc nghẽn ở nơi nào đó. Để cơ thể khoẻ mạnh, âm dương cân bằng điều tiên quyết là khí huyết phải lưu thông tốt. Y học hiện đại ngày nay cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc máu lưu thông tốt.
Chức năng của máu
Máu là một chất lỏng cấu tạo bởi các tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu) và huyết tương. Máu lưu thông được trong cơ thể nhờ sự co bóp của tim và hệ thống mạch máu lan toả khắp nơi.
Chức năng chính của máu:
- Vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào, các cơ quan của cơ thể.
- Vận chuyển dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến các tế bào để nuôi dưỡng và cấu tạo nên các cơ quan của cơ thể.
- Vận chuyển khí CO2 từ các tế bào, cơ quan đến phổi để tống ra ngoài.
- Vận chuyển các chất thải của quá trình chuyển hoá (quá trình sống) từ các tế bào, cơ quan đến các cơ quan bài tiết để tống ra ngoài (qua phân, nước tiểu, mồ hôi).
- Vận chuyển hormone từ các cơ quan nội tiết đến các tế bào, cơ quan để điều tiết hoạt động của chúng.
- Vận chuyển các tế bào của hệ miễn dịch đến các vùng tổn thương để tiêu diệt mầm bệnh, chống nhiễm trùng.
- Hỗ trợ điều hoà thân nhiệt: máu vùng nhiệt độ cao lưu thông đến vùng nhiệt độ thấp làm tăng nhiệt độ vùng này.
Máu có nhiều chức năng quan trọng
Hậu quả của tuần hoàn ứ trệ, máu lưu thông kém
Khi máu lưu thông kém thì toàn bộ quá trình vận chuyển oxy, dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể, vận chuyển tế bào miễn dịch để tiêu diệt mầm bệnh, chống nhiễm trùng, vận chuyển khí CO2 và các chất thải đến cơ quan bài tiết để giải độc, vận chuyển hormone điều tiết hoạt động các cơ quan sẽ bị ứ trệ, chậm lại và gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là lý do mà nơi nào lưu thông máu kém thì nơi đó sớm muộn gì cũng phát bệnh:
- Máu lưu thông kém đến não gây đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh.
- Máu lưu thông kém, giảm mạnh, đột ngột đến não gây tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Máu lưu thông kém đến vùng vai gáy gây đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ.
- Máu lưu thông kém đến các chi gây đau mỏi, tê bì chân tay, hông, đùi.
- Máu lưu thông kém đến tim gây thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, làm bệnh suy tim tiến triển nhanh hơn.
- Máu lưu thông kém đến thận làm suy giảm chức năng thận, bệnh suy thận tiến triển nhanh hơn.
- Máu lưu thông kém đến gan làm giảm khả năng giải độc, suy giảm chức năng tế bào gan, gây suy gan.
- Máu lưu thông kém đến phổi làm suy giảm chức năng hô hấp của phổi, thiếu oxy máu.
- Máu lưu thông kém đến dạ dày làm giảm chức năng tiêu hoá, khiến dạ dày dễ viêm loét, lâu lành.
- Máu lưu thông kém đến đại tràng dễ gây viêm đại tràng, táo bón, tiêu chảy.
- Máu lưu thông kém đến vùng tử cung gây đau bụng kinh dữ dội.
- Máu lưu thông kém đến cơ quan sinh dục làm giảm khả năng sinh lý, khả năng sinh sản.
- Máu lưu thông kém đến mắt làm giảm thị lực, bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng tiến triển nhanh hơn.
- Máu lưu thông kém đến khớp làm viêm, sưng, đau, cứng khớp nặng thêm, bệnh viêm, thoái hóa khớp tiến triển nhanh hơn.
- Máu lưu thông kém đến tụy làm suy giảm chức năng của tuỵ, sản xuất insulin kém, dễ gây tiểu đường.
- Máu lưu thông kém đến bàn chân người tiểu đường khiến vết loét do tiểu đường lâu khỏi.
- Máu lưu thông kém đến da đầu làm tóc dễ gẫy rụng.
Để toàn cơ thể khoẻ mạnh điều kiện tiên quyết là máu luôn phải lưu thông tốt. Nhiều thầy thuốc khuyến nghị, không chỉ những người bị suy giảm tuần hoàn do bệnh lý mà cả những người sức khỏe bình thường trên 40, 50 tuổi quá trình lão hoá cũng khiến tuần hoàn suy giảm nên bổ sung định kỳ các đợt thuốc hoạt huyết để tăng cường lưu thông máu, để điều trị và ngăn ngừa suy giảm tuần hoàn và các hậu quả tai hại của nó. Có thể nói với những người suy giảm tuần hoàn do bệnh lý và người trung cao tuổi có nguy cơ suy giảm tuần hoàn thuốc hoạt huyết là loại thuốc tăng cường sức đề kháng, sức khỏe không thể thiếu.
Máu lưu thông kém dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe
Thuốc Hoạt Huyết làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, thuốc bổ
Vì máu có chức năng vận chuyển tế bào miễn dịch, hoạt chất thuốc chữa bệnh đến vùng tổn thương tiêu diệt mầm bệnh nên thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu sẽ giúp vùng tổn thương nhận được nhiều máu cùng tế bào miễn dịch, hoạt chất thuốc điều trị hơn, từ đó tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Máu cũng vận chuyện oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào, tái thiết cơ quan nên thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu sẽ giúp vùng tổn thương nhận được nhiều máu cùng oxy dưỡng chất hơn nên phục hồi nhanh hơn.
Đó là cơ chế mà thuốc hoạt huyết có tác dụng dẫn thuốc, làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, thuốc bổ, giúp tổn thương hồi phục nhanh hơn, nhất là với người trung cao tuổi, tuần hoàn suy giảm:
- Uống thuốc hoạt huyết kèm kháng sinh, kháng viêm giúp các bệnh viêm loét, vết mổ lành nhanh hơn.
- Uống thuốc hoạt huyết khi điều trị vết loét tiểu đường giúp vết loét khỏi nhanh hơn.
- Uống thuốc hoạt huyết kèm thuốc tim, gan, thận giúp bệnh tim, gan, thận khỏi nhanh hơn.
- Uống thuốc hoạt huyết kèm thuốc dạ dày, đại tràng giúp dạ dày, đại tràng khỏi nhanh hơn.
- Uống thuốc hoạt huyết kèm thuốc trĩ giúp trĩ co hơn, phòng chống nguy cơ biến chứng tắc mạch trĩ.
- Uống thuốc hoạt huyết kèm thuốc khớp, thuốc gout, giúp khớp hết đau nhanh hơn.
- Uống thuốc hoạt huyết kèm thuốc bổ giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn….
Nhiều thầy thuốc khuyên nên kết hợp bổ sung thêm thuốc hoạt huyết
Đó là lý do mà nhiều thầy thuốc cả Đông và Tây y khi kê đơn thuốc điều trị (nhất là các bệnh viêm nhiễm, loét, bệnh tim, gan, thận, dạ dày, đại tràng, trĩ, khớp, gout, mũi xoang, tiểu đường, nội tiết, chuyển hóa,…), thuốc bổ đều khuyến cáo bệnh nhân dùng thêm thuốc hoạt huyết để tăng cường lưu thông máu dẫn thuốc nhằm gia tăng hiệu quả của thuốc điều trị, tăng tốc độ phục hồi tổn thương, nhất là với người trung cao tuổi, suy giảm tuần hoàn.
Tuy nhiên thị trường có nhiều thuốc hoạt huyết chất lượng rất khác nhau, có thuốc tác dụng không rõ rệt nhưng cũng có thuốc hiệu quả cao, đã được kiểm chứng lâm sàng được Bộ Y tế nghiệm thu, người dùng cần thông thái lựa chọn để có thuốc hiệu quả thực sự.